Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp theo quy định mới

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp đều là những khoản tiền mà người lao động rất quan tâm khi nghỉ việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai loại trợ cấp này với nhau.


Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khác gì nhau?

Tiêu chí

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ pháp lý

Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Chương 6 Luật Việc làm 2013

Đối tượng chi trả

Người sử dụng lao động

Cơ quan bảo hiểm xã hội

Điều kiện hưởng

- Người lao động làm làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

- Chấm dứt hợp đồng do:

+ Hết hạn hợp đồng;

+ Hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

+ Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng;

+ Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

+ Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện hợp pháp...;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

(Trừ trường hợp: Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng)

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, chết…

Thời gian tính hưởng trợ cấp

- Thời gian tính trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế - Thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm

- Thời gian này được tính theo năm (đủ 12 tháng) và làm tròn như sau:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;

+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

Tính theo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

+ Đóng đủ 12 - 36 tháng: Hưởng 03 tháng trợ cấp

+ Cứ thêm đủ 12 tháng: Thêm 01 tháng

+ Tối đa 12 tháng

Tiền lương tính trợ cấp

Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc

Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Mức hưởng

Mức hưởng = ½ x Thời gian tính hưởng trợ cấp x Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi nghỉ việc

Mức hưởng/tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Giới hạn mức hưởng

Không giới hạn

- Tối đa 05 lần mức lương cơ sở/tháng: Người lao động theo chế độ tiền lương của Nhà nước

-  Tối đa 05 lần mức lương tối thiểu vùng/tháng: Người lao động theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp

phan biet tro cap thoi viec va tro cap that nghiep
Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp (Ảnh minh họa)


Khi nghỉ việc, có được nhận cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp?

Căn cứ khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Có thể thấy, về nguyên tắc, nếu đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa. Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với cả người lao động và người sử dụng lao động khi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, được áp dụng từ ngày 01/01/2009.

Mặt khác, trong quá trình người lao động làm việc tại doanh nghiệp cũng có sẽ những khoảng thời gian mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, đó là:

+ Thời gian thử việc;

+ Thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

+ Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

+ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145, thời gian thử việc, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau và thai sản vẫn được tính vào tổng thời gian làm thực tế để tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Chính vì vậy, người lao động khi nghỉ việc vẫn có thể được nhận cả trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đi làm trước ngày 01/01/2009.

- Có thời gian thử việc.

- Có thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng.

- Có thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Với những phân tích trên đây, hy vọng bạn đọc đã phân biệt được trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Trợ cấp thôi việc: Điều kiện và cách tính

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động cần biết những điều sau.

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Trong quan hệ lao động, người lao động thường là bên yếu thế hơn và phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Do đó, tình trạng doanh nghiệp tự ý đuổi việc nhân viên của mình khá phổ biến. Vậy khi bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi?