Đăng tin chỉ tuyển dụng nam mà không tuyển nữ, doanh nghiệp có bị phạt?

Thực tế, có không ít thông báo tuyển dụng được đăng tải trên các wedsite tìm việc và trên mạng xã hội kèm những nội dung như “ưu tiên nam” hoặc “chỉ tuyển nam”. Bên tuyển dụng làm vậy liệu có vi phạm?


Đăng tin chỉ tuyển nam mà không tuyển nữ, có trái luật?

Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định:

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Cùng với đó, Điều 26 Hiến pháp năm 2013 cũng nêu rõ, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; đồng thời nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Như vậy, dù nam hay nữ thì cũng đều phải được đối xử công bằng trong mọi lĩnh vực đời sống, bao gồm cả lĩnh vực lao động.

Điều này được thể hiện tại các quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Điều 136. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, trong công tác tuyển dụng, người sử dụng lao động buộc phải đảm bảo đối xử bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp thường ngại tuyển nữ do nữ giới mất nhiều thời gian cho gia đình và con cái hơn so với nam, thậm chí còn họ được nghỉ thai sản đến 06 tháng, làm ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều nơi thường đăng tin tuyển dụng với những nội dung kiểu như “chỉ tuyển nam” hoặc “ưu tiên nam”.

Tuy nhiên, việc chỉ tuyển nam hoặc ưu tiên nam giới hơn là không đúng với quy định của pháp luật. Thậm chí, doanh nghiệp đăng thông tin kiểu như vậy còn phải đối mặt với việc bị xử phạt vi phạm hành chính.

phan biet nam nu trong tuyen dungNam nữ cần được đối xử công bằng trong tuyển dụng (Ảnh minh họa)


Phân biệt nam nữ trong việc tuyển dụng, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Việc đăng tin chỉ tuyển nam mà không tuyển nữ được xác định là hành vi phân biệt đối xử trong lao động, gây ảnh hưởng đến quyền bình đẳng về cơ hội việc làm giữa những người lao động. Bởi khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:

Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Theo đó, nếu có hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Điều 7. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.

Với quy định trên, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt cao lên đến 10 triệu đồng. Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ được nhân gấp đôi với số tiền lên đến 20 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 28/2020).

Trên đây là thông tin liên quan đến hành vi phân biệt nam nữ trong tuyển dụng và mức phạt vi phạm. Nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Quyền lợi của lao động nữ theo quy định mới nhất

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo quy định các doanh nghiệp này phải thực hiện báo cáo. Cùng tìm hiểu về hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài.

Từ năm nay, người lao động mất 1 khoản tiền được nhận vào cuối năm

Từ năm nay, người lao động mất 1 khoản tiền được nhận vào cuối năm

Từ năm nay, người lao động mất 1 khoản tiền được nhận vào cuối năm

Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với nhiều thay đổi liên quan đến quyền lợi người lao động. Năm 2021 chính là năm đầu tiên mà rất nhiều người lao động bị mất khoản tiền đáng lẽ được nhận vào cuối năm.