Phân biệt đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn

Đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn không còn là khái niệm xa lạ đối với doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, do tên gọi gần giống nhau nên hai khái niệm này vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau.

Tiêu chí

Đoàn phí công đoàn

Kinh phí công đoàn

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 và Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016

Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định 191/2013/NĐ-CP

Đối tượng đóng

Người lao động tham gia tổ chức công đoàn cơ sở

Người sử dụng lao động, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân cấp xã), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo pháp luật về lao động

Mức đóng

(1) Đoàn viên hưởng lương theo tiền do Nhà nước quy định:

Mức đóng hàng tháng = 1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(2) Đoàn viên ở doanh nghiệp nhà nước (cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối):

Mức đóng hàng tháng = 1% x Tiền lương thực lĩnh

(Mức đóng đoàn phí tối đa = 10% x Mức lương cơ sở = 149.000 đồng/tháng)

(3) Đoàn viên ở công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước:

Mức đóng hàng tháng = 1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

(Mức đóng đoàn phí tối đa = 10% x Mức lương cơ sở = 149.000 đồng/tháng)

(4) Trường hợp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí hoặc đoàn viên không phải đóng BHXH:

Mức đóng ấn định thấp nhất = 1 % x Mức lương cơ sở = 14.900 đồng/tháng

Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động

Doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở

Người lao động không phải đóng

Người sử dụng lao động vẫn phải đóng

Phương thức đóng

Đoàn phí do người lao động đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn

- Đóng hằng tháng cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động

- Doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn

Phân phối tài chính năm 2021

(Quyết định 1355/QĐ-TLĐ năm 2020)

- Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí

- Công đoàn cấp trên sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn

- Công đoàn cơ sở được sử dụng 71% tổng số thu kinh phí công đoàn

- Công đoàn cấp trên sử dụng 29% tổng số thu kinh phí công đoàn

Mức phạt nếu không đóng, chậm đóng

Chịu trách nhiệm theo Điều lệ Công đoàn

- Phạt tiền từ 12% - dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nếu:

+ Chậm đóng kinh phí công đoàn

+ Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định

+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng

- Phạt tiền từ 18% - 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn: Không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng

(Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản để phân biệt đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn về phí công đoàn khi chưa có công đoàn cơ sở

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động cần biết những điều sau.