Có được nhận hỗ trợ theo cả Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116?

Trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, các gói hỗ trợ của Chính phủ được người dân đặc biệt quan tâm. Một trong những thắc mắc gần đây đó là người lao động đã nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 có được hưởng tiếp hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không?


Nhận hỗ trợ tại Nghị quyết 68 có được hưởng tiếp theo Nghị quyết 116?

Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP đều quy định về các chính sách hỗ trợ dành cho người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh. Trong đó, Nghị quyết 68 được ban hành ngày 01/7/2021, còn Nghị quyết 116 được ban hành ngày 24/9/2021.

Mỗi Nghị quyết đều có những quy định riêng về điều kiện hưởng của người lao động và có mức hưởng cụ thể cho từng đối tượng.

Trong đó, Nghị quyết 68 dành chính sách hỗ trợ cho những người lao động tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục; chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; ngừng việc từ 14 ngày trở lên; lao động tự do.

Còn Nghị quyết 116 lại dành tiền hỗ trợ cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động.

Thậm chí, nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách này cũng là khác nhau. Nghị quyết 68 sử dụng nguồn ngân sách nhà nước ở địa phương hoặc kết hợp giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương để đảm bảo chi trả hỗ trợ cho người lao động với tổng kinh phí khoảng 26.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 lại được lấy từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020 với tổng kinh phí lên đến khoảng 30.000 tỷ đồng.

Mặt khác, Nghị quyết 116 cũng không có quy định hạn chế đối với những người lao động đã hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 trước đó.

Chính vì vậy, nếu đủ điều kiện, người lao động sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ theo cả Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116.

Ai được nhận cả hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và 116?

Căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 116/NQ-CP, những người lao động sau đây sẽ có cơ hội được hưởng cả hai gói hỗ trợ:

1 - Người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương từ 15 ngày liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 mà có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan BHXH.

2 - Người lao động ngừng việc do phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa từ 14 ngày trở lên từ ngày 01/5/2021 mà có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan BHXH.

3 - Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp phải dừng hoạt động từ ngày 01/5/2021 và không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mà còn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc cùng nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và 116 của người lao động. Nếu còn thắc mắc liên quan đến các chính sách hỗ trợ này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cách tính mức tiền hỗ trợ từ gói 30.000 tỷ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp

>> Đã nhận trợ cấp thất nghiệp có được hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

>> Nghỉ dịch 3 tháng có được tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi công dân. Vậy trường hợp bị nơi làm việc giữ lại CCCD thì phải làm thế nào? Công ty có được giữ CCCD của người lao động?

Lương hưu tăng bao nhiêu từ 01/7/2024?

Theo dõi bài viết để biết thông tin mới nhất về lương hưu tăng bao nhiêu từ 01/7/2024 - thời điểm cả nước thực hiện chính sách cải cách tiền lương.