Người lao động có bắt buộc phải đi trực Tết?
Theo Điều 112 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày Tết. Nếu ngày này trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Tùy theo nhu cầu và thỏa thuận của hai bên, người sử dụng lao động có thể đề nghị người lao động làm thêm vào các dịp lễ, Tết. Đồng thời, phải trả khoản tiền lương làm thêm tương ứng theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật lao động và điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi:
- Có sự đồng ý của người lao động về các nội dung:
- Thời gian làm thêm;
- Địa điểm làm thêm;
- Công việc làm thêm.
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm, trừ một số ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 3 Điều 107.
Như vậy, người sử dụng lao người lao động có thể đề nghị người lao động đi làm, đi trực vào các dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, việc trực Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người lao động.
Đi trực Tết được tính lương làm thêm giờ thế nào?
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động, vào ngày nghỉ Tết, người lao động được trả ít nhất bằng 300% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc, chưa kể tiền lương ngày Tết nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ Tết.
Căn cứ vào quy định trên, Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn cụ thể cách tính tiền làm thêm vào dịp Tết như sau:
Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
Tiền lương làm thêm giờ ngày Tết | = | Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 300% | x | Số giờ làm thêm |
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Tiền lương làm thêm giờ ngày Tết | = | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất hoặc 300% | x | Số sản phẩm làm thêm |
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Tết | = | ( | Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương vào ban ngày của ngày Tết | ) | X | Số giờ làm thêm |
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Tết | = | ( | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 300% | + | Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày Tết | ) | x | Số sản phẩm làm thêm |
Trên đây là thông tin về: Người lao động có bắt buộc phải đi trực Tết? Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.