Nghỉ việc vì lý do sức khỏe, người lao động được gì?

Không ít người lao động vì ốm đau, bệnh tật mà phải nghỉ việc. Pháp luật hiện hành đang hỗ trợ như thế nào cho những người không may này?

1 - Trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, trong một số trường hợp, nếu người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mà nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc.

Tuy nhiên, người lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe phải là người:

- Ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục với người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, 1/4 thời hạn với người làm theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục;

- Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

Khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên, mỗi năm làm việc, người lao động được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Trong đó:

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.

Trợ cấp cho người lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe

Trợ cấp cho người lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe (Ảnh minh họa)

2 - Trợ cấp thất nghiệp

Sau quá trình làm việc và tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động nghỉ việc vì lý do sức khỏe được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 04 điều kiện theo Điều 49 Luật Việc làm 2013:

- Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học từ 12 tháng trở lên; chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc chết.

Mức trợ cấp thất nghiệp được xác định theo công thức tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:

Mức hưởng hàng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Lưu ý: Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

3 -  Nghỉ hưu trước tuổi

Đây là quyền lợi mà pháp luật ưu tiên cho những lao động khó có thể phục hồi khả năng lao động. Cụ thể, tại Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động nghỉ hưu trước tuổi phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và bị suy giảm khả năng lao động:

- Từ 61% đến 80% và nam đủ 54 tuổi, nữ đủ 49 tuổi (nếu nghỉ hưu năm 2019) hoặc nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi (nếu nghỉ hưu năm 2020);

- Từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

- Từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau:

Lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

x

Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó, từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

Lao động nam

Nghỉ hưu năm 2018

16 năm

Sau đó cứ mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%

Nghỉ hưu năm 2019

17 năm

Nghỉ hưu năm 2020

18 năm

Nghỉ hưu năm 2021

19 năm

Nghỉ hưu từ năm 2022

20 năm

Lao động nữ

Nghỉ hưu từ năm 2018

15 năm

Mức lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi cũng được tính theo công thức trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Xem chi tiết tại: Nghỉ hưu trước tuổi cho người lao động - Toàn bộ thông tin cần biết

Hỗ trợ cho người lao động nghỉ việc

Hỗ trợ thu nhập cho người lao động (Ảnh minh họa)

4 - Bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có 06 trường hợp người lao động được rút bảo hiểm xã hội 1 lần, cụ thể:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn).

- Ra nước ngoài để định cư.

- Người đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS…

- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

Do đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên và có nhu cầu, người lao động có thể làm hồ sơ và rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần với mức hưởng phụ thuộc vào số năm đã đóng.

Cứ mỗi năm, người lao động được:

- 1,5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, tối đa 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần: Chi tiết cách tính và mức hưởng

5 - Các chế độ khác

Theo khoản 1 Điều 114 Bộ luật Lao động 2012, người lao động nghỉ việc mà trước đó chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Ngoài ra, còn được nhận đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mình và sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của mình (Điều 47 Bộ luật Lao động 2012).

Trên đây là tổng hợp các quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc vì lý do sức khỏe. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mình mà người lao động có thể được hưởng những chế độ khác nhau.

>> Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2021

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.