Xin nghỉ việc do bị chuyển làm việc khác có được chấp nhận?

Người lao động nghỉ việc do bị chuyển làm việc có được coi là hợp pháp không? Lúc nghỉ việc, người lao động được giải quyết quyền lợi như thế nào? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam bật mí ngay sau đây.


1. Nghỉ việc do bị chuyển làm việc khác có được không?

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Theo đó, người lao động phải được bố trí làm công việc mà các bên đã thỏa thuận.

Trường hợp bị sắp xếp làm đúng công việc đã thỏa thuận mà bị chuyển làm việc khác, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.

Quyền này được ghi nhận tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

Dù vậy, quyền lợi này không được áp dụng trong trường hợp pháp luật cho phép người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm khác so với hợp đồng.

Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, khi doanh nghiệp gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Thời hạn được chuyển người lao động làm công việc khác là tối đa 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.

Với lý do gặp khó khăn đột xuất, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà không cần người đó đồng ý. Người lao động có nghĩa vụ chấp hành sự sắp xếp, bố trí của doanh nghiệp.

Nếu không đồng ý với công việc được bố trí mà có mong muốn nghỉ việc, người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho doanh nghiệp biết theo thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019.

Trong thời gian báo trước, người lao động vẫn phải đi làm và tuân theo sự quản lý, điều hành từ phía doanh nghiệp.

Nghỉ việc do bị chuyển làm việc khác có phải lý do hợp pháp?
Nghỉ việc do bị chuyển làm công việc khác có phải lý do hợp pháp? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ việc do bị chuyển làm việc khác nhận được quyền lợi gì?

Trường hợp nghỉ việc do bị chuyển làm việc khác so với hợp đồng lao động được coi là đúng luật nếu thuộc một trong 02 trường hợp sau:

- Doanh nghiệp tự ý điều chuyển công việc của người lao động mà không phải do gặp khó khăn đột xuất.

- Doanh nghiệp điều chuyển công việc do gặp khó khăn đột xuất nhưng trước khi nghỉ đã báo trước theo đúng thời hạn quy định.

Nghỉ việc trong hai trường hợp trên, người lao động sẽ được các quyền lợi sau đây:

2.1. Tiền lương chưa được thanh toán

Mọi người lao động khi đi làm đều phải được trả lương đầy đủ. Do đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động cũng phải được thanh toán nốt tiền lương cho những ngày làm việc mà chưa được thanh toán.

Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn thanh toán được quy định là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

2.2. Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết

Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết mà phải nghỉ việc thì được thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.

Tiền phép năm sẽ được trả cùng lúc với khoản tiền lương chưa được thanh toán của người lao động.

Người lao động nghỉ việc được thanh toán những khoản tiền gì?
Người lao động nghỉ việc được thanh toán những khoản tiền gì? (Ảnh minh họa)

2.3. Tiền trợ cấp thôi việc

Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.

Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc thực tế trừ thời gian đã được đóng bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Với mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương

2.4. Tiền trợ cấp thất nghiệp

Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp do Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả nếu người lao động đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:

Mức hưởng hàng tháng

=

Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

x

60%

Trong đó: Thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng = Hưởng 03 tháng trợ cấp

- Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp

- Thời gian hưởng tối đa = 12 tháng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến trường hợp nghỉ việc do bị chuyển làm việc khác. Nếu còn thắc mắc liên quan, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được tư vấn thêm.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2024

Hồ sơ xin việc là giấy tờ không thể thiếu khi bất kỳ người lao động nào muốn tìm việc tại các công ty. Nhưng không phải ai cũng biết cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và đầy đủ nhất, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường hay những người lần đầu tiên đi làm việc tại các công ty.

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Câu hỏi: “Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật?” là thắc mắc của rất nhiều người lao động đang làm trong những doanh nghiệp nhỏ. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp này đều không có nội quy lao động nhưng vẫn xử lý kỷ luật đối với nhân viên.