Nghỉ thai sản dịp Tết: Những điều cần biết

Chế độ thai sản là một quyền lợi lớn đối với lao động nữ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan các quyền lợi khi nghỉ thai sản trùng dịp Tết.


1/ Nghỉ thai sản trùng dịp Tết có được nghỉ bù?

Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 đã quy định rõ, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Đồng thời khoản 7 Điều này cũng chỉ rõ:

Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, thời gian nghỉ thai sản đã bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Chính vì vậy, lao động nữ nghỉ thai sản trùng dịp Tết sẽ không được nghỉ bù mà chỉ được nghỉ theo thời gian đã quy định như trên.


2/ Nghỉ thai sản có được tính thêm lương ngày Tết?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày Tết, cụ thể:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

Tuy nhiên, với trường hợp lao động nữ đang hưởng chế độ thai sản thì việc hưởng chế độ ngày Tết sẽ được căn cứ theo quy định của Luật BHXH năm 2014. Cụ thể, theo khoản 7 Điều 34 Luật này, thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Do đó, với những ngày Tết nằm trong thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động thì người sử dụng lao động không có trách nhiệm chi trả tiền lương cho những ngày này.

Mặc dù vậy, lao động nữ nghỉ thai sản dịp Tết vẫn được tính hưởng nguyên lương theo chế độ của BHXH. Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH ghi nhận:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản vẫn sẽ được hưởng nguyên 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, mặc dù không được người sử dụng lao động trả lương ngày Tết nhưng lao động nữ trong thời gian hưởng thai sản vẫn được Quỹ BHXH thanh toán 100% lương cho ngày này.

Nghỉ thai sản dịp Tết: Những điều cần biết (Ảnh minh họa)


3/ Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết, lương tháng 13?

Nội dung về thưởng được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLLĐ năm 2019 như sau:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Trong khi đó, BLLĐ lại không có quy định nào đề cập đến lương tháng 13. Thực tế, lương tháng 13 được hiểu là khoản tiền người sử dụng lao động sẽ trả thêm cho người lao động vào dịp cuối năm theo thỏa thuận của các bên.

Theo đó, có thể thấy, cả thưởng Tết và lương tháng 13 đều không phải là quyền lợi bắt buộc được hưởng đối với người lao động.

Thông thường, người lao động làm việc đủ trong 01 năm sẽ được hưởng lương tháng 13 và thưởng Tết (nếu hoàn thành công việc và công ty có kết quả kinh doanh tốt).

Tuy nhiên, nếu các bên đã thỏa thuận về việc thưởng Tết, lương tháng 13 ngay cả khi người lao động nghỉ thai sản, được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi này.

Do đó, cần căn cứ cụ thể vào điều kiện hưởng và mức hưởng thưởng Tết, lương tháng 13 trong các văn bản có giá trị pháp lý kể trên để biết được lao động nữ có được thưởng Tết, lương tháng 13 khi đang nghỉ thai sản hay không.

Xem thêm: Thưng Tết: Toàn b quy đnh cn biết

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động nghỉ thai sản trùng dịp Tết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.