Nghỉ phép hàng năm là quyền lợi của người lao động, nhưng có những trường hợp người lao động muốn nghỉ phép để về quê, đi chơi, đi du lịch... mà chưa đến ngày nhận lương. Thấu hiểu điều này, Bộ luật Lao động quy định về việc người lao động được tạm ứng lương.
Nghỉ phép hàng năm được tạm ứng lương
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 hiện hành, người lao động có ít nhất 12 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương, nếu đã làm việc cho một người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Đáng chú ý, Bộ luật này cũng chỉ rõ: “Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ” (khoản 1 Điều 113).
Như vậy, hiện nay người lao động nghỉ phép hàng năm để đi chơi, đi du lịch, về quê… hay giải quyết các nhu cầu cá nhân khác sẽ được ứng trước một khoản tiền lương bằng ít nhất lương của những ngày nghỉ. Đây là một quyền lợi khá thiết thực với người lao động nhưng ít ai biết.
Ví dụ: Chị A có mức lương 10 triệu đồng/tháng (với 22 ngày công), mức lương mỗi ngày của chị là 454.000 đồng. Khi chị nghỉ 05 ngày phép để đi du lịch, chị được ứng ít nhất:454.000 đồng x 3 = 2.270.000 đồng.
Đặc biệt, tại Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), quyền lợi nêu trên tiếp tục được ghi nhận. Khoản 5 Điều 115 của Bộ luật mới quy định: "Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ".
\
Nghỉ phép đi du lịch, về quê... được tạm ứng lương (Ảnh minh họa)
2 trường hợp được thanh toán tiền tàu, xe khi nghỉ phép
Khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2012 quy định 02 trường hợp người lao động được thanh toán tiền tàu, xe khi nghỉ phép, gồm:
- Người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi.
Trong 02 trường hợp nêu trên, người lao động được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.
Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người lao động làm việc xa quê, phải mất nhiều thời gian đi lại.
Lương và các chế độ sau khi sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính là một trong những nội dung đặc biệt được quan tâm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh, thành.
Tại Hội thảo trực tuyến vào ngày 07/3/2025 do LuatVietnam và công ty cổ phần Nguồn lực quốc tế, diễn giả Trần Thanh Hưng đã chia sẻ về phương pháp trả lương 3P với nội dung chính xoay quanh cách đánh giá và xây dựng hệ thống lương hiệu quả trong doanh nghiệp.