Nghỉ ốm 1 ngày có được công ty trả lương không?

Ốm đau là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vậy trường hợp nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam gửi đến bạn đọc trong bài viết sau đây.

1. Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không?

Nếu không may bị ốm, người lao động có thể xin nghỉ làm để hưởng một trong 02 chế độ sau đây: Nghỉ phép năm do bị ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ ốm đau.

Người lao động chỉ được lựa chọn nghỉ theo một trong 02 chế độ kể trên bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu rõ, sẽ không giải quyết  hưởng chế độ ốm đau cho người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) trong thời gian đang nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương.

Người lao động nghỉ ốm 01 ngày sẽ được hưởng lương nếu chọn phương án xin nghỉ phép năm để nghỉ ốm. Bởi theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nghỉ hằng năm được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Người lao động xin nghỉ phép năm khi bị ốm cần phải được người sử dụng lao động đồng ý.

Trong khi đó, nếu chọn phương án nghỉ hưởng chế độ ốm đau thì người lao động nghỉ ốm 01 ngày không được trả lương nhưng được hưởng trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã  hội.

Theo Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động nghỉ ốm 01 ngày được hưởng trợ cấp ốm đau như sau:

Tiền trợ cấp ốm đau trong 01 ngày

=

75%

x

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

:

24

Với cách này, người lao động nghỉ làm không cần người sử dụng lao động đồng ý nhưng cần báo cho người sử dụng lao động biết để họ chủ động sắp xếp công việc, cũng như sau này làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không?
Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không? (Ảnh minh họa)

2. Nghỉ ốm 1 ngày nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ bảo hiểm?

Khi bị ốm, người lao động có thể lựa chọn nghỉ phép hoặc nghỉ chế độ ốm đau. Tuy nhiên, mỗi chế độ lại có mức hưởng khác nhau nên người lao động cần cân nhắc kỹ.

Chế độ

Nghỉ phép

Nghỉ chế độ ốm đau

Mức hưởng khi nghỉ ốm 01 ngày

Tiền chế độ = 100% lương của ngày làm việc đó

Tiền chế độ = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ

Căn cứ

Điều 113 Bộ luật Lao động 2019

Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Từ bảng trên, có thể thấy rõ, tiền trợ cấp khi nghỉ chế độ ốm đau ít hơn hẳn khoản tiền lương khi nghỉ phép, chưa kể nhiều trường hợp người lao động còn bị đóng bảo hiểm xã hội ở mức lương thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực nhận.

Vì vậy, nếu còn ngày nghỉ hằng năm thì người lao động nghỉ ốm 1 ngày nên chọn phương án xin nghỉ phép để được lợi hơn.

Nghỉ ốm 1 ngày nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ bảo hiểm?
Nghỉ ốm 1 ngày nên nghỉ phép hay nghỉ chế độ bảo hiểm? (Ảnh minh họa)

3. Một tháng được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày?

Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện chỉ quy định về thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 01 năm của người lao động với số ngày từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì được có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, thậm chí thời gian nghỉ ốm có thể bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Pháp luật hiện không giới hạn thời gian nghỉ ốm trong 01 tháng nhưng người lao động có thể xin nghỉ ốm cả tháng, miễn sao đảm bảo tổng thời gian nghỉ ốm trong năm không vượt quá số ngày sau đây:

- Người lao động ốm đau không thuộc bệnh điều trị dài ngày:

  • Nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ tối đa: 30 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.

  • Nếu làm nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 thì được nghỉ tối đa: 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 50 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày:

  • Được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).
  • Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ ốm 1 ngày có được hưởng lương không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam. Theo quy định các doanh nghiệp này phải thực hiện báo cáo. Cùng tìm hiểu về hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng lao động Việt Nam trong doanh nghiệp nước ngoài.

10 điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP

10 điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP

10 điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP

Ngày 18/9/2023, Chính phủ đã hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Sau đây là 10 điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài.

Lịch nghỉ tết Dương lịch 2024: Vào thứ mấy? Nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ tết Dương lịch 2024: Vào thứ mấy? Nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ tết Dương lịch 2024: Vào thứ mấy? Nghỉ mấy ngày?

Hiện tại đã kết thúc chuỗi các ngày nghỉ lễ, Tết của năm 2023. Do đó, điều người lao động quan tâm lúc này là lịch nghỉ Tết Dương lịch 2024 sắp tới diễn ra vào thứ mấy, người lao động được nghỉ mấy ngày? Thông tin chi tiết sẽ được LuatVietnam đề cập dưới đây.