14 trường hợp nghỉ làm vẫn hưởng nguyên lương

Nhiều quy định mới sẽ được áp dụng kể từ thời điểm Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực (01/01/2021). Trong đó có các trường hợp người lao động được nghỉ làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương.

STT

Trường hợp

Căn cứ

1

Nghỉ hàng năm

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Khoản 1 Điều 113

2

Nghỉ lễ, tết

Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày

Điểm a Khoản 1 Điều 112

3

Tết Âm lịch: Nghỉ 05 ngày;

Điểm b khoản 1 Điều 112

4

Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

Điểm c khoản 1 Điều 112

5

Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

Điểm d khoản 1 Điều 112

6

Quốc khánh: Nghỉ 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

Điểm đ khoản 1 Điều 112

7

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Điểm a khoản 1 Điều 112

8

Nghỉ việc riêng

Kết hôn: Nghỉ 03 ngày

Điểm a khoản 1 Điều 115

9

Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 03 ngày

Điểm b khoản 1 Điều 115

10

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.

Điểm c khoản 1 Điều 115

11

Nghỉ trong thời gian hành kinh

Lao động nữ được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương

Khoản 4 Điều 137

12

Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng

Lao động nữ được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương

Khoản 4 Điều 137

13

Nghỉ do phải

ngừng việc

Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

Khoản 1 Điều 99

14

Nghỉ do tạm đình chỉ công việc

Người sử dụng lao động được tạm đình chỉ công việc của người lao động để xác minh vụ việc vi phạm nội quy lao động.

Nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Khoản 4 Điều 128

* So với quy định trước đây, Bộ luật Lao động 2019 có điểm mới như sau:

- Bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương, đó là trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi của người lao động; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng của người lao động chết (nghỉ 03 ngày).

- Tăng số ngày nghỉ dịp Quốc khánh (02/9) lên 02 ngày, thay vì 01 ngày như trước.

>> Video: 8 điểm mới về lương - thưởng của người lao động năm 2021 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.