Nghỉ làm tránh dịch Covid-19, lương tính thế nào?

Trước sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp ở các địa phương đã tạo điều kiện cho người lao động được làm việc tại nhà, thậm chí là ngừng việc. Lúc này, lương của người lao động có bị ảnh hưởng?

Theo quy định, việc người lao động được hưởng đủ lương, hưởng một phần lương hay không được hưởng lương khi nghỉ việc sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Cụ thể:

Trường hợp nghỉ phép năm

Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động được nghỉ phép năm:

- 12 ngày đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên; người khuyết tật;

- 16 ngày đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

Nếu có dưới 12 tháng làm việc thì người lao động được nghỉ phép năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

Lưu ý: Thời gian nghỉ phép năm được tính vào ngày làm việc.

Điều đặc biệt tại quy định này đó là, trong những ngày nghỉ phép năm, người lao động không phải làm việc mà vẫn hưởng nguyên lương.

Do đó, nếu người lao động dùng ngày nghỉ phép năm để nghỉ tránh dịch thì vẫn có đủ lương như những ngày đi làm (100% lương của ngày làm việc bình thường).

Nghỉ làm tránh dịch Covid-19, lương tính thế nào?

Nghỉ làm tránh dịch Covid-19, lương tính thế nào? (Ảnh minh họa)

Trường hợp nghỉ do ngừng việc

Khác với việc nghỉ phép năm, tiền lương trong trường hợp này được xác định theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động hiện hành:

Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ… thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu như người lao động phải ngừng việc, nghỉ làm do dịch Covid-19 thì sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận với doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu theo từng vùng hiện nay như sau:

Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng;

Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng;

Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng;

Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.

Xem chi tiết bảng tra cứu lương tổi thiểu vùng 63 tỉnh thành tại đây.

Trường hợp nghỉ theo thỏa thuận

Để đảm bảo sức khỏe cho mình, người lao động có thể lựa chọn phương án này khi đã nghỉ hết phép năm và doanh nghiệp cũng không cho ngừng việc.

Theo đó, người lao động thoả thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ mà không hưởng lương với số ngày không hạn chế, miễn được người sử dụng lao động đồng ý.

Điểm hạn chế của phương án này là vậy, tuy nhiên, để tránh lây lan dịch bệnh, người lao động nên cân nhắc lựa chọn trong trường hợp cần thiết.

>> Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.