Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương?

Thời gian này, các địa phương trên cả nước đang lần lượt tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Trường hợp phải nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, người lao động có được tính hưởng lương của ngày làm việc đó không?


Nghỉ làm để đi khám nghĩa vụ quân sự được hưởng chế độ gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được diễn ra từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương sẽ sắp xếp lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phù hợp.

Mỗi cá nhân nhận được lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đều có nghĩa vụ phải chấp hành. Do đó, trường hợp lịch khám rơi vào ngày làm việc trong tuần, người lao động cần thiết phải nghỉ làm để thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo khoản 10 Điều 58  Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự cũng được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP, khi nghỉ làm để thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, người lao động sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:

* Người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

- Quyền lợi:

  • Nhận nguyên lương, phụ cấp đang được hưởng.
  • Nhận được tiền tàu xe đi và về.

- Được chi trả bởi: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc, công tác.

* Người lao động không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước:

- Quyền lợi:

  • Tiền ăn = Mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh = 65.000đ/người/ngày (theo Thông tư 168/2021/TT-BQP).
  • Được thanh toán tiền tàu xe đi và về.

-  Được chi trả bởi: Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Như vậy, những người lao động đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được hưởng nguyên lương của ngày làm việc đó.

Trong khi đó, những người lao động khác lại không được tính hưởng lương của ngày nghỉ mà thay vào đó được hỗ trợ tiền ăn và tiền tàu xe đi lại.

nghi lam di kham nghia vu quan su co duoc tra luong


Vướng lịch làm việc, không đi khám nghĩa vụ quân sự có sao không?

Một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đó là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hành vi này được hiểu là việc công dân không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Theo đó, nếu nhận được lệnh gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, ngay cả khi bận việc, người lao động cũng phải chấp hành. Nếu không đi khám theo lệnh gọi của Ban chỉ huy quân sự huyện, người lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP như sau:

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, người lao động biết có lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không đi khám thì sẽ bị phạt từ 25 - 35 triệu đồng.

Do đó, nếu không muốn bị phạt, người lao động cần nghiêm túc chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Nếu phải nghỉ làm để đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, người lao động cũng cần thông báo cho người sử dụng lao động biết để họ có thể chủ động sắp xếp công việc.

Đặc biệt, nếu muốn được tính lương của ngày nghỉ đi khám nghĩa vụ quân sự, người lao động có thể chủ động xin nghỉ phép năm với người sử dụng lao động để được hưởng nguyên lương của ngày nghỉ đó.

Xem thêm những cập nhật mới nhất về mức phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ làm đi khám nghĩa vụ quân sự có được trả lương?” Nếu còn vấn đề thắc mắc liên quan đến chế độ chính sách dành cho người lao động khi đi đăng ký, khám và thực hiện nghĩa vụ quân sự, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Nhẩm tính các khoản tiền người lao động nhận được cuối năm nay

Nhẩm tính các khoản tiền người lao động nhận được cuối năm nay

Nhẩm tính các khoản tiền người lao động nhận được cuối năm nay

Năm 2022 sắp qua đi, đây là thời điểm người lao động đang mong ngóng đến các khoản lương, thưởng cuối năm. Cùng LuatVietnam điểm lại một số khoản tiền người lao động làm việc trong doanh nghiệp sẽ nhận được vào cuối năm dương lịch và âm lịch năm nay