Thời gian nghỉ trong giờ làm việc có được tính lương?

Trong quá trình làm việc, người lao động cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động. Tùy từng công việc và văn hóa doanh nghiệp mà cách bố trí thời gian nghỉ giữa giờ có thể sẽ khác nhau. Vậy trong thời gian nghỉ này, người lao động có được tính lương?


Mỗi ca làm việc, người lao động được nghỉ giữa giờ trong bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Thời gian làm việc bình thường của người lao động được nêu tại Điều 105 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 là 08 giờ/ngày nếu làm việc theo ngày và 10 giờ/ngày nếu làm việc theo tuần.

Trong khoảng thời gian làm việc nói trên, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, Điều 109 BLLĐ năm 2019 ghi nhận:

1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Theo quy định này, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ giữa giờ như sau:

Người lao động

Điều kiện

Thời gian nghỉ giữa ca

Làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày

Vào ban ngày

Ít nhất 30 phút liên tục

Vào ban đêm hoặc có ít nhất 03 giờ làm việc ban đêm

Ít nhất 45 phút liên tục

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể bố trí thêm các đợt giải lao cho người lao động và ghi nhận vào nội quy lao động.

Xem thêm: Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca mới nhất 

nghi giua ca co duoc tinh luong

Nghỉ giữa ca có được tính lương không? (Ảnh minh họa)


Thời gian nghỉ giữa giờ, người lao động có được hưởng lương?

Căn cứ khoản 1 Điều 109 BLLĐ năm 2019 nêu trên, có thể xác định chỉ trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 tiếng trở lên thì thời gian nghỉ mới được tính vào giờ làm việc.

Đồng nghĩa với đó, người lao động sẽ được tính lương trong thời gian nghỉ giữa ca nếu làm việc theo ca liên tục từ 06 tiếng trở lên.

Khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về trường hợp này như sau:

Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:

a)  Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Theo đó, để được tính lương cho thời gian nghỉ giữa ca thì việc bố trí ca làm việc phải thỏa mãn đồng thời:

- Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

- Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Ngoài trường hợp này, các bên cũng có thể thỏa thuận về thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời gian làm việc có hưởng lương.


Doanh nghiệp được sắp xếp thời gian nghỉ giữa giờ vào lúc nào?

Khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc bố trí thời gian nghỉ giữa giờ như sau:

Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

Theo quy định, người sử dụng lao động được chỉ định thời điểm nghỉ giữa ca. Tuy nhiên không được sắp xếp thời gian này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

Điều này có nghĩa rằng, doanh nghiệp bắt buộc phải bố trí cho người lao động nghỉ ngơi trong quá trình làm việc, mà không được sắp xếp vào đầu giờ hoặc cuối giờ bằng cách cho người lao động đi làm muộn hoặc về sớm.

Trường hợp không đảm bảo thời gian nghỉ trong giờ làm việc cho người lao động theo đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc nghỉ giữa ca có được tính lương hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 5 quy định mới về giờ làm việc của người lao động

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Vẫn làm việc khi hết hạn hợp đồng: 3 điều cần biết để không bị thiệt

Hợp đồng lao động là cơ sở để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi khi tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động hết hạn, người lao động cần biết những điều sau.

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi quyền lợi?

Trong quan hệ lao động, người lao động thường là bên yếu thế hơn và phụ thuộc nhiều vào người sử dụng lao động. Do đó, tình trạng doanh nghiệp tự ý đuổi việc nhân viên của mình khá phổ biến. Vậy khi bị đuổi việc vô lý, người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi?

Tất tật thông tin về tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tất tật thông tin về tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tất tật thông tin về tiền lương của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã phải cho người lao động làm việc ở nhà, tạm nghỉ việc để hạn chế tập trung nơi đông người. Vậy trong những trường hợp này, người lao động được tính lương như thế nào?