[Tổng hợp] Ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các ngành tại Việt Nam

Nắm rõ ngày kỷ niệm hoặc ngày truyền thống của tất cả các ngành, nghề trên cả nước để chào mừng và tri ân đến các đối tượng đó. Dưới đây là tổng hợp ngày truyền thống của các ngành trên cả nước.

Ngày truyền thống của các ngành, nghề trên cả nước

Dưới đây là tổng hợp ngày truyền thống của các ngành, nghề của Việt Nam:

STT

Ngày

Nội dung ngày

căn cứ pháp lý

1

09/01

Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

-/-

2

03/02

Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

-/-

3

27/02

Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Quyết định 39-HĐBT năm 1985

4

03/3

Ngày Biên phòng toàn dân

Luật Biên giới Quốc gia 2003

5

25/3

Ngày Công tác xã hội Việt Nam

Quyết định 1791/QĐ-TTg 2016

6

26/3

Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

-/-

7

28/3

Dân quân tự vệ

Luật Dân quân tự vệ 2019

8

19/4

Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam

-/-

9

21/4

Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Quyết định số 284/QĐ-TTg 2014

10

30/4

Ngày Chiến thắng

Bộ luật Lao động 2019

11

01/5

Ngày Quốc tế lao động

12

13/5

Ngày truyền thống an ninh kinh tế

Quyết định số 65/QĐ -A11

13

15/5

Ngày Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong

-/-

14

06/6

Ngày truyền thống hội người cao tuổi

Điều 6 Luật Người cao tuổi

15

18/6

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Điều 7 Luật Khoa học và Công nghệ

16

21/6

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

-/-

17

28/6

Ngày Gia đình Việt Nam

-/-

18

01/7

Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

-/-

19

09/7

Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam

Nghị định 26-CP năm 1960

20

15/7

Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam

Quyết định 382-TTg 1995

21

27/7

Ngày Thương binh, Liệt sĩ

-/-

22

28/7

Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam

-/-

23

01/8

Ngày quốc tế đỏ

-/-

24

10/8

Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam

-/-

25

19/8

Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

Luật Công an nhân dân 2018

26

19/8

Ngày Cách mạng tháng Tám

-/-

27

28/8

Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông

Quyết định 258/QĐ-TTg 2016

28

28/8

Ngày truyền thống Văn phòng các Cơ quan hành chính nhà nước (Văn phòng, Tư pháp; Văn hoá thông tin, Tài chính, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải)

Quyết định 828/QĐ-TTg 2004

29

02/9

Ngày Quốc khánh

Bộ luật Lao động 2019

30

10/9

Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

-/-

31

02/10

Ngày Khuyến học Việt Nam

Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 29/02/1996

32

10/10

Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam

Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013

33

10/10

Ngày Giải phóng Thủ đô

-/-

34

13/10

Ngày Doanh nhân Việt Nam

Quyết định số 990/QĐ-TTg năm 2004

35

14/10

Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam

-/-

36

15/10

Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

-/-

37

20/10

Ngày phụ nữ Việt Nam

-/-

38

26/10

Ngày Điều dưỡng Việt Nam

-/-

39

09/11

Ngày Pháp Luật Việt Nam

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012

40

18/11

Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam

-/-

41

20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam)

-/-

42

23/11

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Quyết định 36/2005/QĐ-TTg

43

22/12

Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Quyết định 167-HĐBT năm 1982

44

22/12

Ngày Quốc phòng toàn dân

Luật Quốc phòng 22/2018/QH14

45

29/12

Ngày Toàn quốc kháng chiến

-/-

46

01/01 Âm lịch

Tết Âm lịch

Bộ luật Lao động 2019

47

01/01 Dương lịch

Tết Dương lịch

48

10/3 Âm lịch

Giỗ Tổ Hùng Vương

49

12/8 Âm lịch

Ngày Sân Khấu Việt Nam

Quyết định 13/QĐ-TTg 2011

Lưu ý: Có một số ngày truyền thống, ngày kỷ niệm được thống nhất lấy làm ngày truyền thống của ngành đó tại các Hội nghị, buổi họp nên hiện không có căn cứ pháp lý.

Ngày truyền thống của các ngành, nghề tại Việt Nam
Ngày truyền thống của các ngành, nghề tại Việt Nam là ngày nào? (Ảnh minh hoạ)

Người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương vào ngày nào?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ các ngày lễ, Tết như sau:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Trong những ngày này, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương của những ngày lễ, Tết này. Các ngày còn lại, chỉ có các ngành, nghề cụ thể có thể sẽ được nghỉ hoặc tổ chức lễ kỷ niệm.

Trên đây là tổng hợp ngày truyền thống của các ngành, nghề tại Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.