Toàn bộ ngày nghỉ của lao động nước ngoài tại Việt Nam

Thời gian qua, lao động nước ngoài đã và đang giữ vị trí quan trọng trong việc khắc phục thiếu hụt nhân sự. Để đảm bảo quyền lợi cho họ, pháp luật quy định thế nào về ngày nghỉ của những lao động nước ngoài?

Theo khoản 3 Điều 2 của Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021), người lao động nước ngoài cũng là một trong những đối tượng áp dụng của Bộ luật này. Cụ thể, các ngày nghỉ của người lao động nước ngoài theo Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:

13 ngày nghỉ lễ, tết

Khoản 1, khoản 2 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, tết như lao động Việt Nam, hàng năm người lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm 01 ngày vào ngày Tết cổ truyền và 01 ngày vào ngày Quốc khánh của nước họ. Tổng, người lao động nước ngoài được nghỉ 13 ngày lễ, tết mỗi năm.
cac ngay nghi cua lao dong nuoc ngoai

Các ngày nghỉ của lao động nước ngoài tại Việt Nam (Ảnh minh họa)

Tối thiểu 12 ngày phép/năm nếu làm việc đủ năm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương với số ngày:

- 12 ngày làm việc nếu làm việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc là lao động chưa thành niên, người khuyết tật;

- 16 ngày làm việc nếu làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

Ngoài ra, với những lao động làm việc lâu năm thì cứ 05 năm làm việc, người lao động được nghỉ thêm 01 ngày.

Trường hợp người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ phép năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

Đây là quy định chung và không có bất cứ sự phân biệt nào giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài.

Được nghỉ việc riêng như lao động Việt Nam

Về chế độ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

Trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà hưởng nguyên lương:

- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

- Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

- Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết; vợ hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.

Trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà không hưởng lương:

Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh/chị/em ruột kết hôn: Nghỉ 01 ngày.

Ngoài những trường hợp nêu trên, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương vào ngày khác.

Tương tự chế độ nghỉ phép năm, chế độ nghỉ việc riêng của lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc cũng được áp dụng như những lao động trong nước.

>> Thuê lao động nước ngoài: 3 thông tin cần nắm chắc

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.