Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào?

Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức đóng là bao nhiêu ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ như tiền thai sản, tiền lương hưu. Vì thế, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH quy định thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm.

Mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH

Căn cứ vào tiết 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu và tối đa đóng BHXH được quy định như sau:

- Tối đa: 20 tháng lương cơ sở (từ 01/7/2024 tương đương 46,8 triệu đồng);

- Tối thiểu: 

+ Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Bằng mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2024 quy định như sau:

Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng của các vùng được quy định như sau:

Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;

Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;

Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;

Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.

Cập nhật chi tiết nhất: Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng trên cả nước       

+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề): cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, năm 2024 mức đóng BHXH tối thiểu của đối tượng này như sau:

Vùng I: 5.307.200 đồng/tháng;

Vùng II: 4.718.700 đồng/tháng;

Vùng III: 4.130.200 đồng/tháng;

Vùng IV: 3.691.500 đồng/tháng.

+ Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào?

Mức lương đóng BHXH tối thiểu và tối đa quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay quy định thế nào?

Căn cứ:

- Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội

- Điều 44 Luật An toàn vệ sinh lao động

- Điều 57 Luật Việc làm

- Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

Thông thường, đối với người lao động Việt Nam, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Lưu ý: Quỹ hưu trí (HT), Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), Quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT).

Tuy nhiên, khi mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều chỉnh theo Nghị định 58/2020 thì bảng trên có sự biến động.

Để hiểu rõ hơn, bạn đọc xem thêm bài viết: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Khi tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề được nhiều người quan tâm là doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.