Mức phụ cấp trách nhiệm của an toàn, vệ sinh viên là bao nhiêu?

Trong doanh nghiệp có chức danh an toàn vệ sinh viên. Vậy đây là ai? Ngoài lương, mức phụ cấp trách nhiệm của an toàn vệ sinh viên là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây.

1. An toàn vệ sinh viên là ai?

An toàn vệ sinh viên là chức danh của người lo động làm các công việc về an toàn, vệ sinh lao động. Đây là người lao động trực tiếp cũng như am hiểu chuyên môn và kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động (căn cứ khoản 1 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015).

Chức danh này là chức danh bắt buộc phải có trong mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh bởi đây là khẳng định nêu tại khoản 1 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Cụ thể, mỗi tổ sản xuất trong cơ sở sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có ít nhất 01 an toàn vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người này được bầu khi tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh loa động và được các người lao động trong tổ bầu ra.

Nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên là hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, dựa vào quy chế của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đối tượng này phải phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại doanh nghiệp.

An toàn vệ sinh viên được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm như thế nào?
An toàn vệ sinh viên được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Mức phụ cấp trách nhiệm của an toàn vệ sinh viên

Khi giữ chức danh an toàn vệ sinh viên, người này được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

Theo đó, mức phụ cấp của an toàn vệ sinh viên căn cứ vào thoả thuận của người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và được ghi cụ thể trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sin viên.

Trong thời gian làm việc, những đối tượng này được dành ra một phần thời gian để thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ này.

Ngoài ra, an toàn vệ sinh viên còn được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

Do đó, mặc dù an toàn vệ sinh viên được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm công việc ngoài lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Tuy nhiên, mức phụ cấp trách nhiệm cụ thể của đối tượng này là mức tiền theo thoả thuận với người sử dụng lao động và được ghi cụ thể trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

3. Quyền, nghĩa vụ của an toàn, vệ sinh viên

3.1 Nghĩa vụ

- Nhắc nhở, hướng dẫn, đôn đốc người trong tổ, phân xưởng, đội chấp hành nghiệp quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Nhắc nhở Tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc về việc chấp hành chuẩn quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

- Giám sát người lao động thực hiện các quy chuẩn, quy trình, tiêu chuẩn, nội quy an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện thiếu sót, vi phạm và máy, thiết bị, vật tư, chất, nơ làm việc mất an toàn, vệ sinh và khắc phục kịp thời các trường hợp này.

- Tham gia xây dựng kế hoạch và hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn với người lao động mới được đến làm việc tại tổ, phân xưởng làm việc cùng kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư… cần yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà báo cáo người sử dụng lao động nhưng không được khắc phục thì phải báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động.

3.2 Quyền lợi

Cũng tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, an toàn vệ sinh viên có các quyền sau đây:

- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

- Được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ an toàn, vệ sinh viên mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương đầy đủ cho thời gian kia.

- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các biện pháp mà doanh nghiệp đang áp dụng để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc và được yêu cầu người lao động ngừng làm việc để thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.

- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về công việc an toàn, vệ sinh viên đang đảm nhiệm.

Trên đây là giải đáp chi tiết về mức phụ cấp trách nhiệm của an toàn vệ sinh viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.