30/4, 01/5 năm nay, ép nhân viên đi làm phạt gấp 20 lần năm trước

Trước tình trạng một số doanh nghiệp vẫn không đảm bảo ngày nghỉ lễ cho người lao động theo đúng quy định, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã nâng mức phạt với hành vi vi phạm này lên nhiều lần so với trước đây.

Lịch nghỉ 30/4, 01/5 năm 2020

Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Trong đó có:

- Ngày Chiến thắng (30/4 dương lịch): Nghỉ 01 ngày;

- Ngày Quốc tế lao động (01/5 dương lịch): Nghỉ 01 ngày.

Năm 2020, ngày Chiến thắng (30/4) và ngày Quốc tế lao động (01/5) rơi vào thứ Năm và thứ Sáu nên người lao động sẽ được nghỉ làm trong 02 ngày này.

Với những doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật thì người lao động còn được nghỉ thêm 02 ngày cuối tuần.

Và như vậy, trong dịp lễ này, người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 04 ngày, từ ngày 30/4/2020 đến hết ngày 03/5/2020.

Tăng mạnh mức phạt ép nhân viên đi làm ngày lễ

Tăng mạnh mức phạt ép nhân viên đi làm ngày lễ (Ảnh minh họa)

Đi làm ngày lễ được nhận tiền làm thêm giờ

Như đã đề cập, trong những ngày nghỉ lễ, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương.

Trường hợp do yêu cầu công việc để đáp ứng sản xuất kinh doanh, nếu bố trí người lao động đi làm vào ngày này, người sử dụng phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.

Do đó, nếu buộc phải đi làm vào ngày lễ, tổng tiền lương mà người lao động nhận được ít nhất bằng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Xem thêm cách tính tiền lương làm thêm giờ tại đây.

Từ 15/4, tăng mạnh mức phạt doanh nghiệp ép nhân viên đi làm

Hiện nay, theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu vi phạm với 01 người lao động, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng. Mức phạt tối đa cũng chỉ 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/3/2020 có nêu:

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Điều này đồng nghĩa với việc, từ 15/4/2020 tới đây, khi Nghị định 28 chính thức có hiệu lực, dù vi phạm quy định về ngày nghỉ lễ (không cho ngày nghỉ hoặc không trả, trả không đủ tiền lương nếu có làm việc…) với 01 người lao động thì doanh nghiệp đã bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (gấp 20 lần).

>> Lịch nghỉ toàn bộ các ngày lễ, tết trong năm 2020

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.