Mức lương tối thiểu giờ năm 2024 là bao nhiêu?

Song song với việc tăng lương tối thiểu tháng theo vùng thì lương tối thiểu giờ cũng được tăng từ ngày 01/7/2024. Vậy mức lương tối thiểu giờ năm 2024 là bao nhiêu?


1. Mức lương tối thiểu giờ là gì?

Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 quy định:

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Theo đó, ngoài việc xác định lương tối thiểu vùng theo tháng, mức lương tối thiểu này còn có thể được ấn định theo giờ.

Được ghi nhận lần đầu tiên tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP (hiện đã hết hiệu lực) và mới đây, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu giờ được định nghĩa như sau:

2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ là mức lương thấp nhấp trả cho người lao động áp dụng việc tính lương theo giờ. Người lao động làm việc trong đủ giờ và hoàn thành hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì phải được tính lương bằng hoặc lớn hơn lương tối thiểu giờ.

mức lương tối thiểu giờ năm 2024
Lương tối thiểu giờ năm 2024 được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Mức lương tối thiểu giờ năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu giờ năm 2024 của người lao động được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 01: Đến hết 30/62024 áp dụng theo mức lương tối thiểu giờ của Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu giờ

Vùng I

22.500 đồng/giờ

Vùng II

20.000 đồng/giờ

Vùng III

17.500 đồng/giờ

Vùng IV

15.600 đồng/giờ

Giai đoạn 02: Từ ngày 01/7/2024 trở đi.

Trong giai đoạn này, người lao động sẽ được hưởng mức lương tối thiểu giờ theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu giờ

Vùng I

23.800 đồng/giờ

Vùng II

21.200 đồng/giờ

Vùng III

18.600 đồng/giờ

Vùng IV

16.600 đồng/giờ

Lưu ý: Trường hợp người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo giờ thì không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.


3. Trả lương theo giờ thấp hơn mức tối thiểu bị phạt thế nào?

Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động là được thực hiện theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Trong đó, nếu như các khoản phụ cấp lương và khoản bổ sung khác không bắt buộc phải có thì mức lương theo công việc hoặc chức danh lại được yêu cầu là không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Do vậy, nếu người lao động làm việc theo giờ thì tiền lương cho mỗi giờ làm việc sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu giờ.

Trường hợp trả lương theo giờ thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu giờ mà người sử dụng lao động sẽ phải đối mặt với mức phạt sau:

Số người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu giờ

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Người sử dụng lao động là cá nhân

Người lao động là tổ chức

01 - 10 người

20 - 30 triệu đồng

40 - 60 triệu đồng

Trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu

11 - 50 người

30 - 50 triệu đồng

60 - 100 triệu đồng

Từ 51 người trở lên

50 - 75 triệu đồng

100 - 150 triệu đồng

Chú ý: Mức lãi suất của số tiền trả thiếu được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm bị xử phạt.

Xem thêm: Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Trên đây là thông tin về mức lương tối thiểu giờ năm 2024. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Từ 01/7/2024, Nhà nước chính thức điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho những người hiện đang hưởng lương hưu từ trước 01/7. Vậy những người nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Các điều khoản về thành phần tham gia, nghĩa vụ gửi quyết định và chế tài xử phạt khi vi phạm trình tự, thủ tục xử lý là những điểm căn bản trong quy trình tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Vậy, có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP?

Khi tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề được nhiều người quan tâm là doanh nghiệp có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.