Từ 01/7/2020, mức lương hưu thấp nhất là 1,6 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất của Chính phủ, lương cơ sở năm 2020 có thể tăng đến 1,6 triệu đồng/tháng. Nếu thông qua, mức lương này sẽ áp dụng từ ngày 01/7/2020. Và kéo theo đó là hàng loạt các khoản trợ cấp, phụ cấp đều tăng theo, trong đó có lương hưu.

Mức lương hưu thấp nhất là 1,6 triệu đồng/tháng

Để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động khi về già, pháp luật quy định:

Với người có thời gian tham gia BHXH bắt buộc

Tại khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

Với người có cả thời gian tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Tại điểm a khoản 1 Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì mức hưởng lương hưu được thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở.

Có thể thấy, dù tham gia loại hình BHXH nào thì người lao động cũng có một khoản lương hưu tối thiểu bằng lương cơ sở.

Và như vậy, nếu chính thức áp dụng mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng thì mức lương hưu thấp nhất cũng là 1,6 triệu đồng/tháng (cao hơn mức lương hưu hiện tại 110.000 đồng/tháng). 

Cập nhật: 

Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết 122 về chưa tăng lương cơ sở từ 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Khoảng cách giữa mức lương hưu cao nhất và thấp nhất (Ảnh minh họa)

Mức lương hưu cao nhất là 110 triệu đồng/tháng

Theo thông tin từ cơ quan BHXH, người hưởng lương hưu cao nhất hiện nay là người từng làm việc cho một công ty nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh với mức lương hưu 110 triệu đồng/tháng.

Sở dĩ có mức lương hưu cao như vậy là do người này làm việc từ năm 1992 đến tháng 3/2015, khi nghỉ hưu có tổng thời gian làm việc là 23 năm. Có những thời điểm tiền lương tháng nhận được gần 250 triệu đồng.

Cùng với đó, pháp luật trước đây không hạn chế tiền lương tháng đóng BHXH, đóng nhiều hưởng nhiều, do vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH rất cao.

Tuy nhiên, để thu hẹp khoảng cách giữa người có lương hưu thấp nhất và người có lương hưu cao nhất, từ Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và cho đến nay là Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đã khống chế mức trần đóng BHXH, mỗi tháng chỉ được đóng đến 20 lần mức lương cơ sở.

Xem thêm: Hướng dẫn tính lương hưu nếu nghỉ hưu từ năm 2020

Trên cơ sở này, mỗi lần điều chỉnh lương cơ sở sẽ là một dịp để người lao động có mức lương hàng tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở được tăng mức đóng BHXH, tạo tiền đề cho việc thêm một khoản tiền trong lương hưu về sau.

>> Lương cơ sở năm 2020 tăng, có ít nhất 5 khoản tiền sẽ tăng theo

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục