Mang thai trong thời gian thử việc có bị đuổi việc không?

Người sử dụng lao động không được đuổi việc lao động nữ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu người này vẫn đang trong thời gian thử việc thì pháp luật có quy định thế nào?


Mang thai có bắt buộc phải báo với công ty không?

Hiện nay, chưa có quy định nào yêu cầu người lao động phải báo cáo với người sử dụng lao động về việc mang thai. Bộ luật Lao động số 10 năm 2012 cùng những văn bản liên quan khác đều không có quy định nào bắt buộc người lao động phải thông báo việc mình đang mang thai.

Trong một số trường hợp cụ thể, người lao động nên thông báo để được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể có thể liệt kê một số quyền và lợi ích đối với người lao động đang mang thai tại Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

- Không được sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu… Nếu đang làm công việc nặng nhọc thì từ tháng thứ 07 trở đi được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm mà vẫn hưởng đủ lương (điểm a khoản 1 Điều 1);

- Không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian mang thai (khoản 4 Điều 1);

- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai (khoản 3 Điều 1)…

Tuy nhiên, người lao động đang mang thai lại có quyền đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết (Điều 156 Bộ luật Lao động)…

Như vậy, hiện nay theo quy định thì lao động nữ không bắt buộc phải báo cho người sử dụng lao động biết việc mình đang mang thai. Tuy nhiên, ở một số công ty vì tính chất đặc thù của công việc, nội quy công ty có quy định riêng về việc thông báo mang thai hoặc mang thai của lao động nữ.

Do đó, lao động nữ khi có thai cần cân nhắc và xem xét mọi điều kiện về quyền, lợi ích hợp pháp của mình để quyết định việc có thông báo mang thai cho người sử dụng lao động biết hay không.

Xem thêm: Quyền lợi của lao động nữ khi mang thai

Lao động nữ mang thai khi thử việc có bị đuổi việc không?
Lao động nữ mang thai khi thử việc có bị đuổi việc không? (Ảnh minh họa)


Mang thai trong thời gian thử việc có bị buộc thôi việc không?

Khi được tuyển dụng, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Đây là khoảng thời gian để người sử dụng lao động đánh giá chất lượng làm việc của người lao động. Đồng thời, cũng là thời gian người lao động dần làm quen với công việc được tuyển dụng.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ, khi kết thúc thời gian thử việc, nếu người lao động đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải thông báo kết quả công việc và giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

Đồng thời, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Đây là quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động.

Do đó, trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động chỉ được hủy bỏ thỏa thuận thử việc nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Ngoài ra, hiện nay pháp luật không có quy định nào về việc người sử dụng lao động được quyền chấm dứt thử việc khi người lao động mang thai.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ được hủy bỏ việc thử việc của người lao động nếu người này không đáp ứng được yêu cầu của công việc đã thỏa thuận mà không được lấy lý do người lao động đang mang thai.

Ngoài ra, sắp tới đây, từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực kéo theo đó nhiều quy định mới cũng được áp dụng. Vậy quy định về thử việc có gì thay đổi không? Độc giả theo dõi thêm tại bài viết dưới đây:

>> Quy định về thử việc áp dụng từ năm 2021

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công ty quy định phải sử dụng hết phép năm trước ngày nghỉ việc có đúng luật?

Công ty quy định phải sử dụng hết phép năm trước ngày nghỉ việc có đúng luật?

Công ty quy định phải sử dụng hết phép năm trước ngày nghỉ việc có đúng luật?

Nhiều trường hợp doanh nghiệp quy định người lao động phải nghỉ hết phép năm trước khi nghỉ việc để tránh phải thanh toán tiền cho những ngày chưa nghỉ. Điều này có đúng luật hay không? Câu hỏi đã được AI Luật giải đáp.

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 được hỗ trợ thế nào?

Không ít người lao động và người thân của họ bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã kịp thời ban hành chính sách để chia sẻ, hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng của bão. Thông tin cụ thể, LuatVietnam nêu trong bài viết dưới đây.

Phân biệt các loại hợp đồng lao động thông dụng chi tiết nhất

Phân biệt các loại hợp đồng lao động thông dụng chi tiết nhất

Phân biệt các loại hợp đồng lao động thông dụng chi tiết nhất

Khi được tuyển dụng, tùy vào công việc, thời gian làm việc mà người lao động sẽ được ký kết các loại hợp đồng khác nhau. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động cần phải nắm rõ sự khác nhau giữa các loại hợp đồng lao động này.