Kịch bản nào cho lương tối thiểu vùng 2021?

Nhiều năm trở lại đây, tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng đều đặn từng năm để phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, năm 2021 có lẽ sẽ là một năm ngoại lệ.

Lương tối thiểu vùng theo tháng vẫn giữ nguyên

Theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Đầu tháng 8/2020 vừa, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp về phương án lương tối thiểu vùng năm 2021. Theo đánh giá, việc tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp: Phải tăng lương, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (nếu đang ở dưới mức tối thiểu); tăng mức đóng phí công đoàn…

Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Hội đồng chốt không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, nhằm giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, giữ việc làm và đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Phương án trên đã được trình Chính phủ xem xét, quyết định. Như vậy, nhiều khả năng mức lương tối thiểu vùng 2021 vẫn sẽ được giữ nguyên như năm 2020 theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Xem chi tiết: Mức lương tối thiểu vùng theo tháng tại 63 tỉnh, thành

Kịch bản nào cho lương tối thiểu vùng 2021?


Lương tối thiểu vùng theo giờ chưa thể thực hiện ngay

Vẫn theo Nghị quyết 27, bên cạnh lương tối thiểu vùng theo tháng được duy trì lâu nay, từ năm 2021 sẽ bổ sung mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng linh hoạt của thị trường lao động.

Đồng thời, Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) cũng quy định mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Tuy nhiên, cũng theo quyết định của Hội đồng Tiền lương quốc gia, sẽ chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng.

Lương tối thiểu vùng theo giờ được xây dựng nhằm giải quyết khó khăn trong việc xác định mức lương của những lao động bán thời gian hoặc khó kiểm soát thời gian theo tháng, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.

>> Chính sách tiền lương 2021: Nhiều thay đổi do Covid-19 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.