Lương tháng 13 có phải là thưởng Tết hay không?

Lương tháng 13 luôn là vấn đề quan tâm của nhiều lao động, đặc biệt vào dịp cuối năm và trong những ngày giáp Tết. Vậy lương tháng 13 có phải là thưởng Tết hay không?


1. Lương tháng 13 cũng là một khoản thưởng Tết?

Hiện nay Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định nào đề cập đến cụm từ “lương tháng 13”. Do đó, để biết chính xác lương tháng 13 có phải thưởng Tết hay không cần căn cứ vào quy định về tiền lương và thưởng tại Chương VI Bộ luật Lao động năm 2019.

Điều 90 Bộ luật Lao động quy định, tiền lương là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.

Trong khi đó, thưởng Tết là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động (theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động).

Có thể thấy, các quy định này cũng không thể hiện rõ lương tháng 13 có phải là tiền thưởng hay không. Do đó, không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng Tết. Việc có hay không có lương tháng 13 là phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp.

Lương tháng 13 có phải là thưởng Tết không?
Lương tháng 13 có phải là thưởng Tết không? (Ảnh minh họa)

2. Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 không?

Lương tháng 13 là khoản tiền được trả theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động sau cả năm cống hiến cho doanh nghiệp.

Pháp luật không có quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến lương tháng 13 nhưng nếu đã có thỏa thuận về lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 cho nhân viên.

Trường hợp doanh nghiệp không trả lương tháng 13 đúng như thỏa thuận, người lao động có thể thực hiện theo một trong cách cách sau để đòi lại quyền lợi:

Cách 1: Khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Khiếu nại lần 1 đến người sử dụng lao động.

Khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Lưu ý: Theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động chỉ khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi đã khiếu nại tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của họ.

Cách 2: Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Việc từ chối chi trả lương tháng 13 khi đã có thỏa thuận là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.

Theo Điều 37 Nghị định 24 năm 2018, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Để được xem xét giải quyết cũng như chứng minh doanh nghiệp vi phạm, người lao động cần gửi các bằng chứng kèm theo đơn tố cáo.

Cách 3: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Hòa giải viên lao động.

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, với các tranh chấp lao động cá nhân về lương tháng 13 thì phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Do đó, người lao động cần làm đơn gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để các cơ quan này cử hòa giải viên lao động tiếp nhận và giải quyết tranh chấp.

Doanh nghiệp không trả lương tháng 13 có thể đòi lại theo 03 cách
Doanh nghiệp không trả lương tháng 13 có thể đòi lại theo 03 cách (Ảnh minh họa)

3. Lương tháng 13 bắt nguồn khi nào?

Theo các chuyên gia kinh tế, lương tháng 13 thực chất là một trong những chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn trước đây, khi Việt Nam mới gia nhập nền kinh tế thị trường và còn nhiều bất cập.

Giai đoạn này rơi vào trước năm 2000, theo đó, thay vì người lao động được hưởng lương trọn vẹn theo tháng thì doanh nghiệp sẽ tự trích ra một khoản làm quỹ dự phòng phòng khi người lao động ốm đau, bệnh tật…

Sau 12 tháng làm việc, nếu người lao động không xảy ra sự cố gì thì doanh nghiệp sẽ trả lại khoản tiền này cho người lao động và gọi nôm na là lương tháng 13. Điều này đồng nghĩa với việc, lương tháng 13 không phải là tiền thưởng.

Theo thời gian, khi chính sách tiền lương đã rõ ràng hơn, các doanh nghiệp đều thống nhất trả đủ lương hàng tháng cho người lao động, không giữ lại bất cứ khoản nào, do đó, lương tháng 13 theo cách trên cũng không còn nữa.

Lúc này, lương tháng 13 được các doanh nghiệp dùng để gọi tên khoản tiền tăng thêm cho người lao động. Và như đã đề cập, khoản tiền này có thể có hoặc không trong dịp cuối năm.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Lương tháng 13 có phải là thưởng Tết không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.