Lương khoán là gì? Lương khoán được tính như thế nào?

Tùy vào nhu cầu lao động và tính chất công việc, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức trả lương phù hợp. Thay vì trả lương cố định theo tháng, có doanh nghiệp lại chọn trả lương khoán để nâng cao năng suất công việc. Vậy lương khoán là gì?


1. Lương khoán là gì?

Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn đều không giải thích thuật ngữ lương khoán là gì nhưng cũng đã đề cập đến cụm từ “lương khoán” trong các điều khoản quy định về hình thức trả lương.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản, lương khoán là một hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành được người sử dụng lao động vận dụng để tính toán và trả tiền lương cho người lao động để họ thực hiện công việc.

Căn cứ khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận với nhau để lựa chọn thức trả lương: Theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Do đó, người sử dụng lao động có thể đề nghị trả lương khoán nhưng vẫn cần có sự đồng ý từ phía người lao động.

Bản chất của lương khoán chính là người lao động sẽ nhận được tiền lương dựa trên mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao. Nếu hoàn thành hết trong thời gian thỏa thuận thì người lao động sẽ được nhận mức lương tối đa, đầy đủ theo thảo thuận. Đây là một hình thức trả lương công bằng, thể hiện đúng năng suất lao động của người lao động.


2. Hướng dẫn cách tính lương khoán

Theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương khoán.

Trong đó, tiền lương thực tế được trả cho người lao động hưởng lương khoán sẽ được căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc đó.

Để có thể dễ dàng tính tiền lương thực nhận khi chọn hình thức lương khoán, bạn đọc có thể tham khảo công thức sau đây:

Tiền lương

=

Mức lương khoán

x

Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Ví dụ: Chị A được thuê công nhân đóng hộp khẩu trang với yêu cầu mỗi tháng phải thực hiện đóng 10.000 hộp khẩu trang thì được nhận 6 triệu đồng. Tuy nhiên, trong tháng đầu nhận việc, chị A chỉ hoàn thành 8.000 hộp khẩu trang, đạt 80% sản phẩm được giao nên chị A sẽ nhận được số tiền như sau:

6 triệu đồng x 80% = 4,8 triệu đồng 

luong khoan la gi


3. Lương khoán được trả theo hình thức nào?

Theo nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người được người lao động đó ủy quyền hợp pháp.

Căn cứ khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lương khoán được trả theo hình thức sau:

- Bằng tiền mặt

- Trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải tự trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản cho người lao động và phí chuyển tiền lương.

Lưu ý: Tiền lương trả cho người lao động phải bằng tiền Đồng Việt Nam. Riêng trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có thể trả lương bằng ngoại tệ.


4. Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động chỉ cần ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với doanh nghiệp thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Có thể thấy, việc có phải tham gia BHXH bắt buộc hay không sẽ phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động mà người lao động ký với doanh nghiệp.

Trường hợp thỏa thuận hình thức trả lương theo lương khoán tại hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì người lao động vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lúc này, mức lương tháng tính đóng BHXH của người lao động sẽ được xác định theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:

Tiền lương tháng đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác có tính chất cố định

Trong đó, mức lương được hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH là mức lương theo công việc hoặc chức danh, trong đó với người lao động hưởng lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định lương khoán.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi lương khoán là gì và một số vướng mắc xung quanh việc trả lương khoán. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Cộng tác viên là gì? Ký hợp đồng với cộng tác viên cần chú ý gì?

Cộng tác viên là gì? Ký hợp đồng với cộng tác viên cần chú ý gì?

Cộng tác viên là gì? Ký hợp đồng với cộng tác viên cần chú ý gì?

Mỗi khi thấy tin đăng tuyển công tác viên, chắc chẳn không ít người sẽ thắc mắc “cộng tác viên là gì?” Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn biết câu hỏi này, đồng thời cung cấp một số kiến thức pháp luật cần biết cho những ai có ý định ứng tuyển vị trí cộng tác viên.

Nghị quyết mới: Bạn lại sắp được nhận tiền hỗ trợ Covid?

Nghị quyết mới: Bạn lại sắp được nhận tiền hỗ trợ Covid?

Nghị quyết mới: Bạn lại sắp được nhận tiền hỗ trợ Covid?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 24/2022/UBTVQH15 về việc tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết 03/2021/UBTVQH15. Ngay khi có thông tin về Nghị quyết, tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam đã nhận được rất nhiều cuộc gọi của người lao động thắc mắc về việc liệu rằng, mình có được tiếp tục nhận được tiền hỗ trợ hay không?