Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?

Năm 2020 được xem là năm có nhiều chuyển biến của chính sách tiền lương khi lương cơ sở tăng cao nhất từ trước tới nay, lương tối thiểu vùng cũng tăng thêm nhiều so với năm 2019. Với sự thay đổi này, lương hưu sẽ thay đổi thế nào?

Cách tính lương hưu năm 2020

Theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, lương hưu hàng tháng của người lao động nói chung được xác định theo công thức:

Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo số năm đóng BHXH và tối đa là 75%.

+ Đối với lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

+ Đối với lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ căn cứ theo tiền lương của từng tháng đóng.

+ Tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Đối với người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

+ Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa:

Bằng 20 tháng lương cơ sở.

Như vậy, có thể thấy, lương cơ sở, lương tổi thiểu vùng sẽ quyết định 50% mức lương hưu mà người lao động được hưởng, 50% còn lại sẽ phụ thuộc vào số năm đã đóng BHXH.

Xem thêm: Hướng dẫn tính lương hưu nếu nghỉ hưu từ năm 2020

Lương hưu thay đổi thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?

Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng? (Ảnh minh họa)

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất năm 2020

Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

Do đó, có thể chia lương hưu năm 2020 thành 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (Từ 01/01/2020 - 30/6/2020): Tối thiểu 1,49 triệu đồng/tháng khi vẫn áp dụng mức lương cơ sở như hiện nay.

Giai đoạn 2 (Từ 01/7/2020 - 31/12/2020): Tối thiểu 1,6 triệu đồng/tháng khi áp dụng mức lương cơ sở mới.

Xem thêm: Sẽ đồng loạt tăng lương hưu từ 01/7/2020

Với những thông tin nêu trên, có thể khẳng định, việc tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng không chỉ là tiền đề cho việc tăng lương hưu của những người đang hưởng chế độ hưu trí mà còn là sự hỗ trợ đối với những người đang làm việc để tích lũy thêm một phần cho khoản lương hưu sau này.

>> Video: 7 điểm mới về chính sách BHXH, BHYT năm 2020

LuatVietnam đã chính thức ra mắt Ứng dụng (App) trên di động, trước tiên với hệ điều hành Android và sẽ sớm có trên hệ điều hành iOs. App LuatVietnam hỗ trợ tìm kiếm văn bản nhanh bằng giọng nói, miễn phí dùng thử một số tính năng dành cho khách hàng đóng phí… Tải App tại đây Lương hưu thế nào khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng?


Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa? Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.