Đã có quy định tăng lương hưu chưa?
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15, Quốc hội đã thống nhất điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và một số chính sách an sinh xã hội từ ngày 01/7/2024.
Tuy nhiên đến nay, quy định cụ thể điều chỉnh tăng lương hưu vẫn chưa chính thức được ban hành. Các Bộ đang tích cực nghiên cứu, đề xuất mức tăng lương hưu phù hợp để áp dụng từ 01/7/2024.
Đề xuất lương hưu tăng bao nhiêu từ 01/7/2024?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất tăng khoảng 8%
Góp ý về phương án điều chỉnh lương hưu, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất tăng thêm 8% từ ngày 01/7/2024. Đồng thời sửa đổi cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu theo khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm số 58/2014/QH13 được áp dụng đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 01/7/2024.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2024 được tính bình quân toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Với cách tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu theo đề xuất thì bình quân 05 năm mức lương hưu của người lao động tăng khoảng 1,5% (chưa tính đến trượt giá). Lương hưu của người nghỉ sau 01/7/2024 chỉ tăng 0,13% so với người nghỉ hưu tháng 6/2024.
Trên thực tế, mức điều chỉnh lương hưu tại năm 2004, 2005 chỉ khoảng 10% và xét yếu tố trượt giá vào điều chỉnh lương hưu và tăng trưởng kinh tế năm 2023 thì đề xuất mức điều chỉnh lương hưu từ ngày 01/7/2024 khoảng 8% là phù hợp.
Căn cứ vào tăng trưởng kinh tế năm 2023 là 5,05% và mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 là 3,25%, đề xuất mức tăng 8% sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa người hưởng lương hưu trước cải cách tiền lương và người hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2024 trở đi.Theo VnEconomy -Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu quan điểm tăng 15%
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu quan điểm, cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Bộ trưởng đề ra phương án điều chỉnh lương hưu với 03 nhóm đối tượng:
- Nhóm thứ nhất là những người nghỉ hưu thông thường: Mức tăng lương hưu được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 01/7/2024.
Quan điểm của Bộ là điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo cân đối, hài hòa, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.
- Nhóm thứ hai là những người nghỉ hưu trước 01/7/2024: Nhóm này cần áp dụng mức tiền bù trừ để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
- Nhóm thứ ba là những người nghỉ hưu trước năm 1995: Nhóm này sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
Trên đây là thông tin về: Lương hưu tăng bao nhiêu từ 01/7/2024?