Lương công nhân: Những thông tin cần biết

Mặc dù công nhân đa phần là làm việc tay chân nhưng mỗi tháng người lao động sẽ có nguồn thu nhập ổn định. Vậy tiền lương phải trả cho công nhân mỗi tháng là bao nhiêu? Khi nhận lương, người công nhân cần lưu ý những gì?


Công nhân là ai?

Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm “công nhân” chưa được quy định cụ thể trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên, đây lại là đối tượng chiếm phần lớn trong thị lao động. Theo cách hiểu thông thường, công nhân là người lao động phổ thông, thông qua hợp đồng lao động hoặc giao kèo để kiếm tiền bằng cách lao động chân tay.

Thực tế, có rất nhiều ngành nghề cần đến công nhân như xây dựng, dệt may, da giày, thủy điện, chế tạo ô tô… Phần lớn họ thường làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp…

luong cong nhan

Tiền lương của công nhân được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)


Lương công nhân được trả là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cũng theo Điều này, tiền lương được trả cho người lao động không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay đang được áp dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Do vậy, có thể hiểu, lương của công nhân hiện nay ít nhất phải bằng:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Tra cứu doanh nghiệp đang làm việc thuộc vùng nào tại đây.

Lưu ý: Với những công nhân làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% mức này.

Đây là mức lương tối thiểu, pháp luật luôn khuyến khích doanh nghiệp trả lương ở mức cao hơn cho người lao động.

luong cong nhan 2021

Lưu ý khi nhận lương dành cho công nhân (Ảnh minh họa)


Khi nhận lương, người công nhân cần chú ý những gì?

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, khi nhận lương, người công nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

1 - Nhận lương qua tài khoản ngân hàng: Không phải trả phí chuyển lương

Đây là một quy định mới được quy định tại khoản 2 Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019:

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Theo đó, trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng của công nhân, doanh nghiệp sẽ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Trước đây loại phí này do các bên thỏa thuận nên nhiều trường hợp phí này sẽ được trừ vào lương của công nhân.

Do đó, nếu hiện nay, doanh nghiệp nào còn trừ phí làm thẻ hoặc trừ phí chuyển khoản từ tiền lương của công nhân thì đều là trái quy định.

2 - Khi nhận lương: Được nhận bảng kê lương

Tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, mỗi lần trả lương, doanh nghiệp phải thông báo bảng kê trả lương cho công nhân, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Hằng tháng, mỗi người công nhân sẽ bị khấu trừ các số tiền sau:

(1) Tiền đóng bảo hiểm.

(2) Tiền đoàn phí nếu công nhân tham gia công đoàn.

(3) Tiền thuế thu nhập cá nhân (nếu có).

Xem thêm: Các khoản tiền bị trừ trong lương hàng tháng của người lao động

Do đó, mỗi tháng khi nhận lương, người công nhân cần kiểm tra kỹ bảng kê lương của mình xem doanh nghiệp có trả đủ lương cho mình hay không, có khấu trừ tiền lương sai quy định hay không để đòi lại quyền lợi.

3 - Bị nợ lương: Được trả thêm tiền lãi 

Theo nguyên tắc trả lương, doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.

Tuy nhiên căn cứ khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu vì lý do bất khả kháng mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì phép chậm lương nhưng không quá 30 ngày.

Nếu chậm lương từ 15 ngày trở lên, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm tiền lãi của số tiền lương chưa trả theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Xem thêm: Công ty chậm lương, người lao động được nhận thêm lãi?

>> Thời gian nghỉ trong giờ làm việc có được tính lương? 

>> Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca mới nhất 

>> Quy định về giờ làm việc ban đêm mới nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Người nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc ở Việt Nam?

Bên cạnh việc sử dụng lao động tại Việt Nam, do tính chất của công việc, nhiều doanh nghiệp còn phải thuê thêm người lao động ở nước ngoài về để làm việc. Vậy lao động nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc tại Việt Nam?