Mức lương cơ bản 2023 như thế nào? Có tăng hay không?

Lương cơ bản 2023 của người lao động tại các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Lương cơ bản là gì?

Mức lương cơ bản là một khái niệm quen tai, nhưng không được định nghĩa rõ ràng trong văn bản pháp luật. Trên thực tế, ta có thể tạm hiểu rằng đây là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.

Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác

2. Ý nghĩa của mức lương cơ bản 

Thời điểm trước đây, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2006 được áp dụng, mức lương cơ bản được lấy là mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Tuy nhiên, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành, mức lương đóng bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm lương cơ bản. Cụ thể:

- Với cán bộ, công chức, viên chức, tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề nếu có

- Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp theo hợp đồng lao động, tiền lương tháng đóng BHXH từ năm 2018 là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Ngoài ra, tại một số cơ quan, doanh nghiệp, mức lương cơ bản còn được lấy làm căn cứ để tính một số chế độ khác. Ví dụ tiền thưởng và các dịp lễ, tết. 

Lương cơ bản không bao gồm các khoản bổ sung ngoài lương

3. Cách tính lương cơ bản như thế nào?

3.1 Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động 

Tại các doanh nghiệp, mức lương cơ bản của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động là mức lương theo thỏa thuận với doanh nghiệp, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, không bao gồm lương làm thêm giờ, các khoản phụ cấp như xăng xe, điện thoại, các khoản tiền thưởng…

Khi đó:

Lương thực nhận = Lương cơ bản + Các khoản khác

3.2 Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước


Với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, cách tính lương cơ bản dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương.

Cụ thể:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương 

Lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, các khoản công tác phí, sinh hoạt phí, tiền thưởng… của các đối tượng này. Do đó:

Thu nhập thực nhận = Lương cơ bản (lương cơ sở x hệ số lương) + Các khoản khác

4. Mức lương cơ bản 2023 của từng đối tượng cụ thể

4.1 Lương cơ bản 2023 công nhân thế nào?

Công nhân là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, do đó mức lương cơ bản của công nhân theo thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể: 

Vùng

Mức lương cơ bản tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương cơ bản tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

4.2 Mức lương cơ bản 2023 của giáo viên 

Giáo viên là viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Mức lương cơ bản 2023 giáo viên được căn cứ vào mức lương cơ sở và hệ số lương. Trong khi đó, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

  • Trước 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,49 triệu đồng/tháng x hệ số lương.
  • Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương.

Khi đó chúng ta có bảng lương cơ bản của giáo viên năm 2023 như sau:

Mức lương cơ bản 2023 giáo viên mầm non 

Mức lương cơ bản 2023 giáo viên tiểu học 
Mức lương cơ bản 2023 giáo viên trung học cơ sở 

Mức lương cơ bản 2023 giáo viên trung học phổ thông

4.3 Mức lương cơ bản 2023 trong quân đội

Mức lương cơ bản của quân đội năm 2023 được tính tương tự như của giáo viên.

Do thay đổi về mức lương cơ sở ở thời điểm 01/7/2023, nên mức lương cơ bản của quân đội theo cấp bậc quân hàm cũng được điều chỉnh cụ thể như bảng dưới đây.  

Đơn vị: đồng/tháng

STT

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức lương cơ bản hết 30/6/2023

Mức lương cơ bản
từ 01/7/2023

1

Đại tướng

10.4

15.496.000

18.720.000

2

Thượng tướng

9.8

14.602.000

17.640.000

3

Trung tướng

9.2

13.708.000

16.560.000

4

Thiếu tướng

8.6

12.814.000

15.480.000

5

Đại tá

8.0

11.920.000

14.400.000

6

Thượng tá

7.3

10.877.000

13.140.000

7

Trung tá

6.6

9.834.000

11.880.000

8

Thiếu tá

6.0

8.940.000

10.800.000

9

Đại úy

5.4

8.046.000

9.720.000

10

Thượng úy

5.0

7.450.000

9.000.000

11

Trung úy

4.6

6.854.000

8.280.000

12

Thiếu úy

4.2

6.258.000

7.560.000

13

Thượng sĩ

3.8

5.662.000

6.840.000

14

Trung sĩ

3.5

5.215.000

6.300.000

15

Hạ sĩ

3.2

4.768.000

5.760.000


4.4 Mức lương cơ bản năm 2023 của công an 

Đơn vị: đồng/tháng

Cấp bậc quân hàm

Hệ số

Mức lương hết 30/6/2023

Mức lương từ 01/7/2023

Đại tướng

10,4

15,496,000

18,720,000

Thượng tướng

9,8

14,602,000

17,640,000

Trung tướng

9,2

13,708,000

16,560,000

Thiếu tướng

8,6

12,814,000

15,480,000

Đại tá

8,0

11,920,000

14,400,000

Thượng tá

7,3

10,877,000

13,140,000

Trung tá

6,6

9,834,000

11,880,000

Thiếu tá

6,0

8,940,000

10,800,000

Đại úy

5,4

8,046,000

9,720,000

Thượng úy

5,0

7,450,000

9,000,000

Trung úy

4,6

6,854,000

8,280,000

Thiếu úy

4,2

6,258,000

7,560,000

Thượng sĩ

3,8

5,662,000

6,840,000

Trung sĩ

3,5

5,215,000

6,300,000

Hạ sĩ

3,2

4,768,000

5,760,000


5. Lương cơ bản 2023 của người lao động, công chức, viên chức có tăng không?

- Với người lao động tại doanh nghiệp làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, mức lương cơ bản tăng theo mức lương tối thiểu vùng hoặc theo sự thỏa thuận của người lao động với doanh nghiệp.

Nếu năm 2023, Chính phủ không tăng mức lương tối thiểu vùng mà vẫn giữ mức như Nghị định 38 thì mức lương cơ bản chỉ có thể tăng nếu doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận điều chỉnh.

- Với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Do được tính trên mức lương cơ sở, nên mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 01/7/2024 theo Nghị định 24 thì mức lương cơ bản của cán bộ công chức, viên chức cũng tăng tương ứng.


6. Phân biệt lương cơ bản với lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

- Lương cơ bản và lương cơ sở: Nếu như lương cơ sở là căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, thì lương cơ bản là mức lương mà cán bộ, công chức, viên nhận được sau khi nhận lương cơ sở với hệ số lương.

- Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng: Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, còn lương cơ bản là mức lương do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Trên đây là tổng hợp của LuatVietnam về lương cơ bản 2023. Mọi thắc mắc về vấn đề tiền lương sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua tổng đài: 19006192 .

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Từ 01/7/2024, Nhà nước chính thức điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng cho những người hiện đang hưởng lương hưu từ trước 01/7. Vậy những người nghỉ hưu vào tháng 7/2024 có được hưởng mức lương hưu mới?

Có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?

Các điều khoản về thành phần tham gia, nghĩa vụ gửi quyết định và chế tài xử phạt khi vi phạm trình tự, thủ tục xử lý là những điểm căn bản trong quy trình tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Vậy, có bắt buộc gửi quyết định kỷ luật cho người lao động không?