11 lỗi thường gặp trong giải quyết tranh chấp lao động và mức phạt

Giải quyết tranh chấp lao động là việc làm cần thiết để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, không phải không có sai phạm trong quá trình này.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Lao động 2012, các bên tranh chấp cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc:

- Tôn trọng, bảo đảm để các bên tranh chấp tự thương lượng, quyết định;

- Hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và không trái luật;

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật;

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên (người lao động, người sử dụng lao động);

- Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chỉ giải quyết tranh chấp sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng không thực hiện.

Các lỗi thường gặp trong giải quyết tranh chấp lao động (Ảnh minh họa)

11 lỗi thường gặp và mức phạt

Hầu hết các tranh chấp lao động đều xảy ra do mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích. Chính vì vậy, những người trong cuộc, kể cả người lao động và người sử dụng lao động cũng khó có thể giữ được bình tĩnh và làm chủ hành vi của mình.

Dưới đây là các lỗi dễ bị phạt nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động theo Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

Stt

Hành vi

Mức phạt

A

Đối với người lao động

1

Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phạt cảnh cáo

2

Cản trở người lao động khác thực hiện quyền đình công.

Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng

3

Kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động khác đình công.

4

Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

5

Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

6

Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng khi đình công.

7

Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

B

Đối với người sử dụng lao động

1

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật người lao động, người lãnh đạo đình công.

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

2

Điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

3

Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

4

Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công hoặc khi tập thể lao động ngừng đình công.

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng và phải trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời

Nếu phạm phải một trong những hành vi nêu trên, không chỉ tranh chấp không được giải quyết mà người lao động cũng như người sử dụng lao động còn có thể “mất tiền”.

>> Có tranh chấp với "sếp", người lao động nên làm gì?

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục