Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 dành cho mọi lao động

Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ truyền thống của nước ta nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Đây cũng là ngày nghỉ được người lao động rất quan tâm sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Vậy Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 có gì đặc biệt?


Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 chỉ được nghỉ 1 ngày

Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã liệt kê cụ thể các ngày lễ, Tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương tại Điều 112, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Cụ thể:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 111 BLLĐ năm 2019, nếu ngày nghỉ lễ, Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

Tuy nhiên, lịch Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Tư (ngày 21/4/2021). Do đó, năm nay, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày duy nhất mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm: Lịch nghỉ chi tiết các ngày lễ, Tết trong năm 2021

lich nghi gio to hung vuong 2021

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 (Ảnh minh họa)


Giỗ Tổ Hùng Vương: Đi làm được tính lương gấp nhiều lần

Theo Điều 112 BLLĐ năm 2019 đã dẫn chiếu ở trên, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động có thể đề nghị người lao động đi làm vào những ngày này nhưng phải được người lao động đồng ý.

Khi đó, người lao động sẽ tính là làm thêm giờ và được trả lương theo điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, nếu đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động sẽ được nhận 400% lương (đã bao gồm cả lương được trả cho ngày nghỉ này).

Đặc biệt, nếu làm việc vào ban đêm của ngày lễ này, người lao động còn có thể nhận thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó (căn cứ khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019).

Theo đó, nếu tính cả lương ngày nghỉ, người lao động làm việc vào ban đêm được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.

Như vậy, nếu đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động có thể được nhận từ 04 đến gần 05 lần lương so với ngày làm việc bình thường.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ từ năm 2021


Ép người lao động đi làm ngày Giỗ Tổ, bị phạt đến 25 triệu đồng

Doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm vào ngày lễ nếu được người đó đồng ý. Trường hợp buộc người lao động đi làm ngày này được coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này quy định:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Theo đó, doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Giỗ Tổ sẽ bị phạt đến 25 triệu đồng. So với quy định trước đây, mức phạt này đã được tăng gấp 20 lần, từ đó góp phần đảm bảo quyền được lựa chọn đi làm hay không của người lao động.

Trên đây là thông tin về lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 và những vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> 8 điểm mới về lương - thưởng của người lao động năm 2021

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.