Sử dụng lao động nước ngoài không giấy phép bị phạt thế nào?

Do đặc thù của ngành nghề, nhiều doanh nghiệp Việt đã tuyển thêm lao động nước ngoài. Điều đáng nói, pháp luật quản lý khá chặt chẽ việc sử dụng những lao động này, đơn cử như lao động nước ngoài phải có giấy phép lao động.


Điều kiện lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động mang quốc tịch nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây:

1 - Từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Theo khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015, người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi người đó đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2 - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc.

3 - Có đủ sức khỏe theo quy định.

4 - Không thuộc trường hợp đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.

5 - Có giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp sau:

+ Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

+ Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

+ Người nước ngoài là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.

+ Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam.

+ Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 03 tỷ đồng trở lên…

Xem thêm: Chi tiết 20 trường hợp người nước ngoài không cần giấy phép lao động

lao dong nuoc ngoai khong co giay phep


Sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép bị phạt thế nào?

Như đã đề cập, trừ một số trường hợp đặc biệt thì người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam đều phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Nếu không có giấy phép lao động, cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

* Người lao động nước ngoài:

Bị phạt lỗi làm việc nhưng không có giấy phép lao động với mức phạt từ 15 - 25 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 12).

Ngoài việc bị phạt tiền, theo khoản  2 Điều 153 Bộ luật Lao động và khoản 5 Điều 32 Nghị định 12, người lao động còn bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

* Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài:

Bị phạt lỗi sử dụng lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động với các mức phạt như sau:

- Sử dụng từ 01 - 10 người nước ngoài không có giấy phép lao động: Phạt 30 - 45 triệu đồng.

- Sử dụng từ 11 - 20 người nước ngoài không có giấy phép lao động: Phạt 45 - 60 triệu đồng.

- Sử dụng từ 21 người nước ngoài trở lên không có giấy phép lao động: Phạt 60 - 75 triệu đồng.

Lưu ý: Đây là mức phạt áp dụng với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 60 - 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).

Trên đây là thông tin về mức phạt đối với trường hợp lao động nước ngoài không có giấy phép lao động. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc liên quan đến lao động nước ngoài, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.