Lao động nước ngoài có phải đóng phí công đoàn?

Ngoài tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng, người lao động cũng rất quan tâm đến khoản phí công đoàn. Vậy người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng phí công đoàn không?


1/ Người lao động nước ngoài có được tham gia công đoàn?

Theo Hướng dẫn 03 /HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, điểm a khoản 3.2 của Hướng dẫn 03 cũng nêu rõ:

3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;

Như vậy, dù làm việc hợp pháp tại Việt Nam nhưng người lao động nước không được gia nhập công đoàn.

Tuy nhiên, Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII vẫn khuyến khích người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng.

Những người này cũng sẽ được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam. 

lao dong nuoc ngoai co phai dong phi cong doan


2/ Người nước ngoài có phải đóng phí công đoàn?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, đoàn phí là do đoàn viên công đoàn đóng. Trong khi đó, người lao động nước ngoài do không được kết nạp vào công đoàn, không phải đoàn viên nên đương nhiên người nước ngoài sẽ không phải đóng đoàn phí.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp đang sử dụng lao động nước ngoài có thể sẽ phải đóng kinh phí công đoàn căn cứ theo cả tiền lương của những người này.

Bởi khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc nếu có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên.

Do đó, nếu sử dụng những người lao động nước ngoài nói trên, doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí công đoàn theo tiền lương đóng BHXH của cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

Xem thêm: Chi tiết mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn 

3/ Không đóng kinh phí công đoàn đối với người nước ngoài, có sao không?

Nếu không đóng hoặc đóng không đủ kinh phí công đoàn đối với người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 37 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền với mức từ 12 - 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nếu đóng không đủ hoặc không đóng kinh phí cho toàn bộ người lao động.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi người lao động nước ngoài có phải đóng phí công đoàn hay không. Mọi thắc mắc liên quan đến các khoản tiền bảo hiểm và phí công đoàn sẽ được LuatVietnam giải đáp qua tổng đài 1900.6192.

>> Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

>> Người nước ngoài có được tham gia BHYT tự nguyện?

>> Điều kiện để người nước ngoài làm việc hợp pháp ở Việt Nam?
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.