Làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?

Từ 01/7/2024, nhiều người lao động sẽ được chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Vậy làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?


1. Dự kiến tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 thêm 6%

Sau nhiều lần thảo luận và bàn bạc, mới đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng. Theo đó, dự kiến mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương 6% so với mức lương hiện hưởng.

Cụ thể, khoản 1 Điều 3 dự thảo quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ 01/7/2024 gồm:

Từ 01/7/2024, nhiều người lao động sẽ được chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Vậy làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?

Hiện nay, theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng theo tháng được quy định như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Vùng I

4.680.000

Vùng II

4.160.000

Vùng III

3.640.000

Vùng IV

3.250.000

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng hiện nay thấp nhất ở vùng I là 3,25 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 4,68 triệu đồng/tháng.

Từ 01/7/2024, nhiều người lao động sẽ được chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Vậy làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?

Ngoài ra, bên cạnh lương tối thiểu vùng thì tại dự thảo, mức lương tối thiểu tháng cũng được tăng từ 1.000 - 1.300 đồng/giờ như sau:

Từ 01/7/2024, nhiều người lao động sẽ được chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Vậy làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?

2. Làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?

Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu, dự thảo cũng điều chỉnh một số địa bàn đang hưởng mức lương tối thiểu vùng thấp sang mức lương tối thiểu vùng cao hơn.

Cụ thể, những người lao động đang hưởng lương tối thiểu vùng làm việc ở các địa phương sau đây sẽ được tăng lương thêm 20% từ 01/7/2024:

- Chuyển từ vùng II lên vùng I với các địa phương tại tỉnh Quảng Ninh gồm: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái.

Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 4.160.000 đồng/tháng tăng lên 4.960.000 đồng/tháng, tương đương 19,2%.

- Chuyển từ vùng III lên vùng II với các địa phương:

  • TP. Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình;
  • TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa;
  • Thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa;
  • TP. Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.640.000 đồng/tháng tăng lên 4.410.000 đồng/tháng, tương đương 21,1%.

- Chuyển từ vùng IV lên vùng III với các địa phương:

  • Tỉnh Thanh Hóa gồm các huyện: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống;
  • Tỉnh Thái Bình gồm các huyện: Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải;
  • Tỉnh Ninh Thuận gồm huyện Ninh Phước.

Những người lao động làm việc tại các địa phương này sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo tháng dự kiến từ 3.250.000 đồng/tháng tăng lên 3.860.000 đồng/tháng, tương đương 18,7%.

Do đó, việc điều chỉnh địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng này đã kéo theo người lao động làm việc tại các huyện của các tỉnh, thành này sẽ được điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng hơn, có nơi tăng đến hơn 20%.

Từ 01/7/2024, nhiều người lao động sẽ được chuyển địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Vậy làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ 01/7/2024?
Không phải mọi người lao động đều được tăng 20% lương? (Ảnh minh họa)

3. Có tăng lương thêm 20% cho tất cả người lao động không?

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, lương tối thiểu vùng là mức lương theo vùng thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc trong điều kiện lao động bình thường dựa theo chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, việc làm và thất nghiệp…

Tuy nhiên, khi ký hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể tự thỏa thuận về mức lương được hưởng, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo tháng ở trên.

Cần lưu ý rằng, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Đồng nghĩa, nếu các bên thỏa thuận mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng thì việc điều chỉnh mức lương này không tác động quá lớn đến người lao động.

Như vậy, có thể khẳng định không phải mọi trường hợp làm việc ở các tỉnh trên sẽ được tăng lương thêm 20% từ ngày 01/7/2024 mà quy định này chỉ áp dụng với những người lao động đang hưởng mức lương tối thiểu vùng theo tháng tại các địa phương này sau khi được chuyển đổi từ địa bàn đang hưởng lương tối thiểu vùng thấp sang địa phương áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao hơn.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Người lao động làm việc ở tỉnh nào sẽ được tăng lương thêm hơn 20% từ ngày 01/7/2024 tới đây?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Bị trầm cảm hay rối loạn lo âu do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều người lao động đang phải đối mặt. Vậy bị trầm cảm do áp lực công việc có phải bệnh nghề nghiệp? Người lao động bị trầm cảm, rối loạn lo âu do công việc được hưởng chế độ gì không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.