Làm việc không đúng hạn cam kết phải hoàn trả chi phí đào tạo?

Thông thường, khi đưa người lao động đi đào tạo, doanh nghiệp sẽ buộc người lao động cam kết ở lại làm việc cho mình một thời gian. Vậy khi không làm đủ khoảng thời gian này, người lao động sẽ phải trả lại chi phí đào tạo?

6 nội dung cơ bản của hợp đồng đào tạo nghề

Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 có nêu, người lao động và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản với những nội dung chủ yếu sau:

- Nghề đào tạo;

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

- Chi phí đào tạo;

- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Làm việc không đúng hạn cam kết phải hoàn trả chi phí đào tạo?

Hoàn trả chi phí đào tạo (Ảnh minh họa)

Làm việc không đúng hạn cam kết phải hoàn trả chi phí đào tạo?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014:

Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo.

Trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.

Có thể thấy, quy định này đã nêu rõ trách nhiệm của người lao động trong trường hợp không thực hiện đúng cam kết làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được cử đi đào tạo.

Ngoài ra, cũng liên quan đến chi phí đào tạo, Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 có nêu, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, một trong những nghĩa vụ người lao động phải thực hiện đó là:

Hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Trong đó, khoản 3 Điều 62 Bộ luật này giải thích rõ, chi phí đào tạo bao gồm:

- Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành;

- Các chi phí khác hỗ trợ cho người học;

- Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học;

- Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài nếu người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Có thể thấy, pháp luật chỉ đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo khi người lao động làm việc không đúng hạn cam kết trong hợp đồng đào tạo hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật mà không hề đề cập đến trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

Câu hỏi đặt ra, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì có phải hoàn trả chi phí đào tạo hay không? Rõ ràng, người lao động sẽ phải hoàn trả khi hợp đồng có quy định.

Do đó, để tránh tranh chấp, người lao động và người sử dụng lao động nên thỏa thuận cụ thể các vấn đề liên quan khi ký hợp đồng đào tạo.

Bên cạnh đó, trên thực tế, ngoài hợp đồng đào tạo, nhiều doanh nghiệp vẫn ký hợp đồng học việc. Liệu việc này có được pháp luật cho phép? Xem chi tiết tại đây:

>> Doanh nghiệp có được ký hợp đồng học việc?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.