Làm gì khi có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?

“Làm gì khi có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?” Đây là thắc mắc của không ít lao động khi rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” là nhận được mail trúng tuyển của đơn vị mới, xin nghỉ việc ở đơn vị cũ rồi lại bị chính đơn vị mới từ chối.


Mail trúng tuyển có ràng buộc ứng viên với đơn vị tuyển dụng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Hợp đồng lao động sẽ là căn cứ làm phát sinh quyền và lợi ích giữa các bên. Trong đó, người lao động phải tuân thủ theo sự chỉ đạo, bố trí công việc của người sử dụng lao động nhưng đổi lại, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động.

Mail trúng tuyển mới chỉ đưa ra ý chí đơn phương của người sử dụng lao động trong việc công nhận người lao động đã đáp ứng các tiêu chí mà người sử dụng lao động đưa ra. Do đó, mail trúng tuyển không có giá trị ràng buộc ứng viên với đơn vị tuyển dụng. 

Mail trúng tuyển có giá trị pháp lý không?
Mail trúng tuyển có giá trị pháp lý không? (Ảnh minh họa)

Để lý giải cho nhận định này, LuatVietnam có thể đưa ra 02 lý do chính sau đây:

Thứ nhất, chỉ khi có hợp đồng lao động mới chứng minh được quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, ràng buộc đôi bên phải đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình với bên còn lại.

Đồng thời, hợp đồng lao động là căn cứ pháp lý, công cụ bảo vệ người lao động khỏi sự lợi dụng, bóc lột của người sử dụng lao động. Khi có hợp đồng, người lao động không thể bị đuổi việc một cách vô lý, ngược lại còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm, thai sản…

Thứ hai, với sự phát triển của công nghệ, việc doanh nghiệp gửi thông báo trúng tuyển cho ứng viên qua email là việc làm phổ biến như việc ứng viên “rải” hồ sơ xin việc trên các trang tuyển dụng.

Thực tế, nội dung của email trúng tuyển hay thư mời làm việc không có bất cứ điều khoản nào về trách nhiệm của các bên, mà chủ yếu là các thông tin cơ bản liên quan đến công việc mà người lao động sẽ làm khi tiếp nhận như chức danh/chức vụ, địa điểm, thời giờ làm việc, lương, thưởng, chế độ…

Mặt khác, mail trúng tuyển cũng chỉ đóng vai trò như một thông báo, không có đầy đủ chữ ký của cả đơn vị tuyển dụng và ứng viên.

Chính vì vậy, mail trúng tuyển không thể làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tuyển dụng.


Làm gì khi có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?

Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, tranh chấp lao động bao gồm:

- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động

- Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau.

- Tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Theo đó, tranh chấp liên quan đến việc tuyển dụng cũng được xem là tranh chấp lao động.

Vì vậy, nếu bị đơn vị tuyển dụng từ chối sau khi đã gửi mail trúng tuyển, người lao động hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết như đối với các tranh chấp lao động khác.

Lúc này, người lao động bị xâm phạm quyền lợi có thể khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cụ thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đơn vị tuyển dụng đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Làm gì khi có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?
Làm gì khi có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, do mail trúng tuyển chỉ mang tính chất thông báo chứ không có giá trị ràng buộc về pháp lý giữa đơn vị tuyển dụng và người lao động nên rất khó để cơ quan có thẩm quyền xử lý đơn vị tuyển dụng. Thực tế cũng không có quy định nào liên quan đến việc xử phạt khi công ty từ chối nhận ứng viên sau khi đã gửi mail trúng tuyển.

Tuy nhiên nếu người lao động chứng minh được thiệt hại trực tiếp đến từ việc đơn vị tuyển dụng từ chối nhận người lao động vào làm thì sẽ có cơ hội được nhận bồi thường từ phía đơn vị tuyển dụng.

Do đó, để bảo vệ chính mình, khi nhận được mail, người lao động nên kiểm tra thật kỹ lưỡng tránh sự nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí liên hệ trực tiếp với bộ phận tuyển dụng để xác nhận.

Đáng lưu ý, nếu người lao động đang làm việc mà có mong muốn “nhảy việc” và nhận được lời mời làm việc từ doanh nghiệp khác thì cũng không nên xin nghỉ việc ngay mà cần có thêm thời gian để đưa ra quyết định chính xác. Chỉ xin nghỉ việc khi đó là công việc yêu thích và đơn vị tuyển dụng chắc chắn ký hợp đồng lao động với mình.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Làm gì khi có mail trúng tuyển rồi lại bị từ chối?” Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2025

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2025

Cách viết hồ sơ xin việc chuẩn nhất năm 2025

Hồ sơ xin việc là giấy tờ không thể thiếu khi bất kỳ người lao động nào muốn tìm việc tại các công ty. Nhưng không phải ai cũng biết cách viết hồ sơ xin việc chuẩn và đầy đủ nhất, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường hay những người lần đầu tiên đi làm việc tại các công ty.

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật nhân viên?

Câu hỏi: “Không có nội quy lao động có được xử lý kỷ luật?” là thắc mắc của rất nhiều người lao động đang làm trong những doanh nghiệp nhỏ. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp này đều không có nội quy lao động nhưng vẫn xử lý kỷ luật đối với nhân viên.