Lưu ý gì khi ký hợp đồng với người đã có việc làm ở nơi khác?

Do nhu cầu cũng như đặc thù công việc, người lao động có thể cùng lúc làm việc cho nhiều người sử dụng lao động khác nhau. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thực hiện trách nhiệm đối với những lao động này?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Để xác định trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp cần xác định xem hợp đồng lao động của người lao động với mình có phải là hợp đồng lao động đầu tiên hay không.

Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP, người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia.

Trong đó, khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH giải thích, hợp đồng lao động giao kết đầu tiên động mà người lao động đã tham gia ký kết.

Nếu không phải là hợp đồng đầu tiên thì doanh nghiệp phải chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN thuộc trách nhiệm của mình.

Khi hợp đồng đầu tiên chấm dứt hoặc thay đổi dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN nữa thì trách nhiệm đóng bảo hiểm chuyển sang hợp đồng lao động kế tiếp.

Khi tham gia bảo hiểm y tế

Khác với BHXH, BHTN, trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào việc liệu có phải là hợp đồng lao động có mức lương cao nhất hay không.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44 nêu rõ, người lao động giao kết hợp với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia.

Nếu không phải là hợp đồng có mức lương cao nhất thì doanh nghiệp phải chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT thuộc trách nhiệm của mình.

Khi hợp đồng có mức lương cao nhất chấm dứt hoặc thay đổi dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì trách nhiệm đóng chuyển sang hợp đồng có mức lương cao nhất kế tiếp.

Lưu ý gì khi ký hợp đồng với người đã có việc làm ở nơi khác?

Lưu ý gì khi ký hợp đồng với người đã có việc làm ở nơi khác? (Ảnh minh họa)

Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ thực hiện khấu trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động trước khi trả thu nhập.

Với người lao động làm việc ở nhiều nơi, điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.

Như vậy, với người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi làm việc, mỗi khi trả tiền lương, tiền công, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của khoản tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp trả cho người lao động.

Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP có nêu:

* Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi thực hiện công việc trong hợp đồng lao động với doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc:

- Doanh nghiệp và tổ chức BHXH có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động;

- Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

* Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi thực hiện công việc trong hợp đồng lao động với doanh nghiệp không tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc:

- Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia BHYT;

- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

- Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động;

- Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.

Xem chi tiết chế độ tai nạn lao động tại đây.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp phải điều trị dài ngày.

- Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng đã giao kết.

Ngoài ra, để biết những thay đổi từ 2021 khi áp dụng Bộ luật Lao động mới, độc giả có thể xem thêm:


>> Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi có Bộ luật Lao động mới?
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.