Có được thử việc với người lao động nước ngoài tại Việt Nam?

Do nhu cầu của công việc, các doanh nghiệp tại Việt Nam không chỉ sử dụng lao động trong nước mà còn phải tuyển dụng cả lao động nước ngoài. Vậy có được áp dụng thử việc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?


Tuyển dụng lao động nước ngoài, có được yêu cầu thử việc?

Liên quan đến thử việc, khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã quy định như sau:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Theo đó, thử việc là thỏa thuận không bắt buộc phải có khi người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Nhưng nếu có nhu cầu về việc làm thử, các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận thử việc trong nội dung hợp đồng lao động.

Mặc dù quy định trên không nêu cụ thể là áp dụng cho người lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài nhưng khoản 3 Điều 2 BLLĐ 2019 đã nêu rõ, người lao động nước cũng thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.

Vì vậy, quy định trên cũng sẽ được áp dụng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, nếu thấy cần thiết, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yêu cầu thử việc với người lao động nước ngoài.

Lưu ý: Người lao động nước ngoài khi vào làm việc tại Việt Nam cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định (xem chi tiết điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại đây).

Xem thêm…

ky hop dong thu viec voi nguoi nuoc ngoai

Có được ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài không?(Ảnh minh họa)


Thử việc với lao động nước ngoài có bắt buộc lập thành hợp đồng?

Như đã phân tích, thử việc không phải là quy định bắt buộc nên các bên có quyền lựa chọn thử việc hoặc không thử việc.

Mặt khác, theo khoản 1 Điều 24 BLLĐ 2019 đã dẫn chiếu, nếu có thỏa thuận về làm thử, các bên có thể ghi nhận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc.

Vì vậy, không nhất thiết phải ký hợp đồng thử việc thì mới được thử việc, các bên có thể ký luôn hợp đồng lao động và có ghi nhận nội dung thử việc trong đó.

Với việc ký hợp đồng lao động có ghi nhận nội dung thử việc, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng lợi trực tiếp bằng việc được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ngay từ khi thử việc.

Hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động nước ngoài sẽ phải đóng BHXH căn cứ vào tiền lương tháng của người lao động đó với tỷ lệ tương ứng như sau:

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động

Quỹ ốm đau - thai sản

Quỹ TNLĐ -  BNN

Quỹ hưu trí

- tử tuất

Quỹ hưu trí - tử tuất

Từ 01/12/2018 - 30/6/2021

3%

0,5%

0

0

Từ 01/7/2021 - 31/12/2021

3%

0

0

0

Từ 01/01/2022

3%

0,5%

14%

8%

(Căn cứ: Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP)

Xem thêm: Mức đóng BHYT của người nước ngoài

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc ký hợp đồng thử việc với người nước ngoài. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.

>> Thỏa thuận thử việc nhưng không ký hợp đồng, có trái luật?

>> Hợp đồng thử việc: Những quy định cần biết trước khi ký

>> Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Với sự lây lan mạnh mẽ của Covid-19 trong cộng đồng, nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ. Kéo theo đó, rất nhiều người lao động đã phải nghỉ làm. Vậy khi nghỉ việc do giãn cách xã hội, người lao động có được trả lương?