4 khó khăn thường gặp khi xin giấy phép lao động

Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài phải xin giấy phép lao động cho đối tượng này, tuy nhiên, khi xin giấy phép này họ gặp phải không ít vướng mắc, khó khăn, trong đó có thể kể đến:

1. Thời gian xin giấy phép lao động tương đối dài

Để người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam,  người sử dụng lao động phải thực hiện các thủ tục khác nhau mất khá nhiều thời gian:

- Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: 10 ngày làm việc (Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP);

- Xin lý lịch tư pháp: 10 ngày, trường hợp cần xác minh kéo dài tới 15 ngày  (khoản 1 Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009);

- Xin giấy phép lao động: 05 ngày làm việc (khoản 2 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).

Tổng thời gian để hoàn thiện hồ sơ cũng như xin cấp giấy phép lao động theo quy định sẽ dao động từ 25 - 30 ngày. Tuy nhiên, thực tế thời gian giải quyết sẽ kéo dài hơn (do nhiều nguyên nhân), thường rơi vào khoảng 45 - 60 ngày.

kho khan khi xin giay phep lao dong

2. Phải chuẩn bị nhiều giấy tờ, tài liệu khác nhau

Điều 9 Nghị định số 152/2020 của Chính phủ quy định hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm 08 loại giấy tờ khác nhau, cụ thể:

1- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (theo mẫu);

2- Giấy chứng nhận sức khỏe/giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp;

3- Phiếu lý lịch tư pháp/văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải đang chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự do nước ngoài/Việt Nam cấp;

4- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

5- 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu);

6- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

7- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị;

8- Giấy tờ khác liên quan đến người lao động nước ngoài trong trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, làm việc cho tổ chức phi chính phủ…

Trong số đó, có loại giấy tờ, tài liệu cần thời gian và chi phí để được cấp, đơn cử như:

Trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí làm việc, sau đó báo cáo giải trình với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội/UBND cấp tỉnh nơi người lao động dự kiến làm việc.

Phải có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của cơ quan có thầm quyền, ngưới sử dụng lao động mới có cơ sở để xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

3. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ mất nhiều thời gian

Theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các giấy tờ nêu tại mục 2, 3, 4, 6 và 8 của phần 2 bài viết nêu trên phải nộp 01 bản gốc/bản sao có chứng thực.

Trường hợp của nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (nếu không thuộc trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự), sau đó dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chưa thật sự phổ biến nên không phải ai cũng biết thực hiện, dẫn tới việc mất nhiều thời gian.

4. Thời hạn của giấy phép lao động không dài

Thời hạn của giấy phép lao động tùy thuộc vào thời hạn của một trong các loại văn bản sau nhưng tối đa không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Có thể thấy, việc quy định thời hạn giấy phép lao động không quá 02 năm sẽ phần nào cản trở việc ký kết hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động nước ngoài.

Nếu gặp khó khăn khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bạn đọc vui lòng gọi 1900.6192 LuatVietnam sẵn sàng hỗ trợ.

>> Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.

Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Do tình hình Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người đặc biệt là người lao động. Do đó, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 để hỗ trợ đối tượng này. Vậy trợ cấp cho người lao động theo hai Nghị quyết này có gì khác nhau?

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Các thông tin về chính sách hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp người lao động biết cách kiểm tra mức tiền hỗ trợ mà mình được nhận.