4 hướng dẫn mới về tiền lương theo Nghị định 145/2020

Ngày 01/02/2021 tới đây, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 sẽ có hiệu lực. Theo đó, 04 quy định mới về tiền lương đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định này.


1/ 3 hình thức trả lương các bên được quyền lựa chọn

Trước đây, tại Điều 94 BLLĐ năm 2012, hình thức trả lương sẽ do người sử dụng lao động tự quyết định.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, với BLLĐ năm 2019, người lao động được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc được trả lương theo một trong 03 hình thức: Theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể 03 hình thức này như sau:

1 - Tiền lương theo thời gian: Trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian

Căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng/tuần/ngày/giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

- Tiền lương tháng trả cho 01 tháng làm việc;

- Tiền lương tuần trả cho 01 tuần làm việc (Thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

- Tiền lương ngày trả cho 01 ngày làm việc:

+ Nếu thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng;

+ Nếu thỏa thuận trong hợp đồng là tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận;

- Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc (Thỏa thuận tiền lương theo tháng/tuần/ngày thì tiền lương giờ bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày).

2 - Tiền lương theo sản phẩm:

- Trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm;

- Căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

3 - Tiền lương khoán:

- Trả cho người lao động hưởng lương khoán;

- Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

huong dan quy dinh moi ve tien luong


2/ Trả lương qua thẻ ATM, công ty phải chịu phí mở thẻ và chuyển khoản

Theo Điều 96 BLLĐ năm 2019, lương của người lao động vẫn được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Tuy nhiên, có một điểm mới đáng chú ý tại Điều này, đó là khi trả lương qua tài khoản ngân hàng của người lao động thì công ty phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Trong khi trước đây, việc trả các loại phí này sẽ do các bên thỏa thuận.

Nội dung này được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Như vậy, quy định mới đã xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc trả các loại phí liên quan đến mở tài khoản ngân hàng để trả lương và phí chuyển lương cho người lao động.


3/ Thay đổi về tiền lương làm thêm giờ

Khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019 quy định về lương làm thêm giờ như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

So với Điều 96 BLLĐ năm 2012, nội dung trên đã bổ sung quy định về tiền lương khi làm việc vào ngày Tết. Bên cạnh đó, tiền lương thực trả cho công việc sẽ được xác định làm căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ (thay vì tiền lương theo công việc đang làm được áp dụng trước đây).

Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể cách tính lương làm thêm giờ như sau:

* Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150%
hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

 * Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150%  hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

- Mức 150%: Làm thêm vào ngày thường;

- Mức 200%: Làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

- Mức 300%: Làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.


4/ Thay đổi cách tính lương khi làm việc vào ban đêm

Tương tự như tiền lương làm thêm giờ, tiền lương khi làm việc vào ban đêm cũng được tính trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm (trước đây là tiền lương theo công việc đang làm).

Cụ thể, Điều 56 và Điều 57 Nghị định 145/2020 đã nêu rõ công thức tính lương khi làm việc vào ban đêm như sau:

* Tiền lương làm việc ban đêm:

- Người lao động hưởng lương theo thời gian:

4 hướng dẫn mới về tiền lương theo Nghị định 145-2020

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

4 hướng dẫn mới về tiền lương theo Nghị định 145-2020

* Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:

- Người lao động hưởng lương theo thời gian:

4 hướng dẫn mới về tiền lương theo Nghị định 145-2020

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

4 hướng dẫn mới về tiền lương theo Nghị định 145-2020

Trong đó: Tiền lương giờ hoặc đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

- Ngày bình thường:

+ Ít nhất bằng 100% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, không làm thêm giờ vào ban ngày);

+ Ít nhất bằng 150% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm,  làm thêm giờ vào ban ngày);

- Ngày nghỉ hằng tuần: Ít nhất bằng 200% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;

- Ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương: Ít nhất 300% đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

Trên đây là những hướng dẫn về các quy định mới về tiền lương theo Nghị định 145/2020. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> 8 điểm mới về lương - thưởng của người lao động năm 2021
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Bố trí ca làm việc 12 giờ/ngày, doanh nghiệp có vi phạm?

Việc bố trí ca làm việc hợp lý không chỉ đem lại hiệu quả về năng suất lao động mà còn góp phần đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Hiện nay, để đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã sắp xếp người lao động làm việc 12 giờ/ngày. Bố trí như vậy có trái luật?

Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13, thưởng Tết?

Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13, thưởng Tết?

Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13, thưởng Tết?

Do không tìm được tiếng nói chung với người sử dụng lao động hoặc đã tìm được môi trường làm việc mới phù hợp hơn, nhiều người lao động đã lựa chọn nghỉ việc ở công ty cũ. Vậy trường hợp nghỉ việc trước Tết có được nhận lương tháng 13, thưởng Tết không?