Phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116

Do tình hình Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người đặc biệt là người lao động. Do đó, Nhà nước đã ban hành Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 để hỗ trợ đối tượng này. Vậy trợ cấp cho người lao động theo hai Nghị quyết này có gì khác nhau?

Chính phủ lần lượt ban hành hai Nghị quyết hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021. Tuy nhiên, các chính sách và đối tượng áp dụng của hai Nghị quyết này lại không giống nhau. 

Cụ thể gồm:

Tiêu chí

Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nghị quyết số 68/NQ-CP

Nguồn kinh phí hỗ trợ

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Ngân sách Trung ương kết hợp với nguồn dự phòng ngân sách địa phương và quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư của các tỉnh, thành phố.

Đối tượng

- Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 không bao gồm viên chức…

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/01/2020 - 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

- Người lao động tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên từ 01/5 - 31/12/2021.

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 01/5 - 31/12/2021.

- Người lao động ngừng việc từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ 01/5 - 31/12/2021.

- Lao động tự do.

Mức hỗ trợ

Dựa trên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Dưới 12 tháng: 1,8 triệu đồng/người.

- Từ đủ 12 - dưới 60 tháng: 2,1 triệu đồng/người.

- Từ đủ 60 - dưới 84 tháng: 2,4 triệu đồng/người.

- Từ đủ 84 - dưới 108 tháng: 2,65 triệu đồng/người.

- Từ đủ 108 - dưới 132 tháng: 2,9 triệu đồng/người.

- Từ đủ 132 tháng trở lên: 3,3 triệu đồng/người.

- Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: 1,855 triệu đồng/người hoặc 3,71 triệu đồng/người.

- NLĐ ngừng việc: Hỗ trợ một lần 01 triệu đồng/người.

- NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động: Hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.

- Lao động tự do: Không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày.

Thời gian

Từ 01/10 - 31/12/2021.

Từ 01/5 - 31/12/2021.

Như vậy: Điểm khác biệt rõ ràng giữa hai Nghị quyết này là Nghị quyết 116 áp dụng với người lao động đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nhận còn Nghị quyết 68 áp dụng với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc lao động tự do cùng điều kiện cụ thể của từng đối tượng.

chinh sach ho tro theo Nghi quyet 68 và Nghi quyet 116

Trên đây là các tiêu chí phân biệt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116. Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan đến các chính sách tại hai Nghị quyết này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.

>> Chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp từ 01/10/2021

>> Từ 01/7/2021, nhiều quyền lợi mới cho người lao động

>> Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT từ 01/10/2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Cách tính mức tiền hỗ trợ được nhận theo Nghị quyết 116

Các thông tin về chính sách hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp người lao động biết cách kiểm tra mức tiền hỗ trợ mà mình được nhận.