Hết thử việc có đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức?

Hết thử việc có đương nhiên trở thành nhân viên chính thức? Đây là thắc mắc của không ít người lao động, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường và lần đầu đi làm.


Mỗi vị trí được quyền yêu cầu thử việc mấy lần?

Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

 […]

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu người lao động thử việc 01 lần đối với 01 công việc đã được các bên thỏa thuận trước đó.

Sau khi hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc. Nếu người lao động thử việc không đạt yêu cầu, doanh nghiệp chỉ có 01 lựa chọn là chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (nếu nội dung thử việc được lồng trong hợp đồng lao động).

Trường hợp thấy người lao động thử việc chưa ổn mà yêu cầu thử việc thêm lần nữa với công việc đã làm, phía doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

Như vậy, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng.

Lưu ý: Pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp. Trường hợp người lao động thử việc không đạt thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu thử việc với các công việc khác mà người đó chưa làm thử.

Xem thêm: Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?
het thu viec co duong nhien thanh nhan vien chinh thuc
Kết thúc thử việc được ký luôn hợp đồng chính thức? (Ảnh minh họa)


Hết thử việc có đương nhiên thành nhân viên chính thức?

Điều 27 Bộ luật Lao động quy định về vấn đề kết thúc thời gian thử việc như sau:

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động buộc phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết.

Nếu người sử dụng lao động thông báo thử việc đạt, các bên sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động. Lúc này người lao động sẽ trở thành nhân viên chính thức.

Còn nếu họ thông báo thử việc không đạt, các bên sẽ chấm dứt luôn hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã ký.

Trường hợp cố tình im lặng, không thông báo kết quả thử việc, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đặc biệt, nếu phía công ty không thông báo kết quả thử việc, không ký hợp đồng lao động nhưng vẫn để người lao động tiếp tục làm việc mà không có thỏa thuận nào khác thì theo tinh thần của Án lệ số 20/2018/AL, trường hợp này vẫn được coi là đã xác lập quan hệ hợp đồng lao động.

Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi tối đa và tránh tranh chấp về sau thì khi hết thử việc người lao động cần khéo léo đề nghị phía doanh nghiệp ký hợp đồng lao động.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, không phải cứ hết thời gian thử việc thì đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức. Điều này chỉ đúng với trường hợp người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi hết thời gian thử việc mà các bên không có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Hết thử việc mà công ty vẫn im lặng, người lao động phải làm gì?

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Hết thử việc có đương nhiên thành nhân viên chính thức?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Hợp đồng thử việc: Những quy định cần biết trước khi ký
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Để làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần hoặc lương hưu, rất nhiều trường hợp đã phải quay lại công ty cũ để chốt sổ BHXH do trước đó nghỉ ngang. Vậy nếu công ty cũ đã phá sản, người lao động phải làm gì để chốt sổ bảo hiểm?