Doanh nghiệp nên làm gì để giữ chân người lao động sau Tết?

Tình trạng người lao động nghỉ việc, chuyển việc sau Tết luôn là bài toán khó đối với người quản lý của mỗi doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để “giữ chân” người lao động tiếp tục ở lại cống hiến cho mình?

1. Luôn đảm bảo môi trường làm việc tốt

Hợp đồng lao động phải đảm bảo được những nội dung cơ bản như công việc, địa điểm làm việc; mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác; chế độ nâng bậc, nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… (theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019).

Đây chắc chắn là những vấn đề mà mọi lao động đều quan tâm khi bắt đầu một công việc. Chính vì vậy, để có được lợi ích lâu dài mà thỏa mãn nhu cầu của người lao động, doanh nghiệp nên đảm bảo cả 02 yếu tố: vật chất và tinh thần.

Có nghĩa là, trả lương xứng đáng với trình độ cũng như công sức mà người lao động đã bỏ ra. Chắc chắn một mức lương quá thấp sẽ không đủ sức giữ chân người lao động. Việc đưa ra chính sách lương công bằng, phù hợp sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực và hiệu quả hơn.

Đồng thời, xây dựng một môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện cùng với việc đáp ứng đầy đủ các chế độ đãi ngộ như hỗ trợ xăng xe, nhà ở, điện thoại; thăm hỏi khi ốm đau, bệnh tật, đám hiếu, đám hỉ; thưởng lễ, tết: Tết Dương lịch, Âm lịch, 8/3, 02/9, 20/10…

Song song với đó là sự động viên, khích lệ kịp thời bằng việc tăng lương theo năng lực, hiệu quả công việc; tạo điều kiện để người lao động học tập, nâng cao nghiệp vụ thuận lợi cho việc thăng tiến.

Doanh nghiệp nên làm gì để giữ chân người lao động sau Tết?

Doanh nghiệp nên làm gì để giữ chân người lao động sau Tết? (Ảnh minh họa)

2. Thưởng Tết xứng đáng

Lương, thưởng luôn là vấn đề nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến quyết định đi hay ở của người lao động, nhất là vào dịp Tết.

Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Điều này đồng nghĩa, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng cho người lao động, mà việc thưởng hay không sẽ do doanh nghiệp quyết định.

Tuy nhiên, sẽ không có người lao động nào chịu làm việc lâu dài với doanh nghiệp khi cả năm cống hiến mà không được một đồng thưởng Tết nào hoặc có nhưng rất ít, không như mong đợi.

Khi người lao động nghỉ việc vì thưởng Tết không xứng đáng, doanh nghiệp nên nhận ra vấn đề của mình và xem xét, cân nhắc lại chính sách cho những năm sau, ít nhất nên chia sẻ lợi nhuận với người lao động và trả thưởng xứng đáng với những gì họ đã đóng góp.

3. Thêm tiền thưởng cho người làm việc lâu năm

Đây là loại tiền thưởng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để áp dụng cũng như không phải doanh nghiệp nào cũng nghĩ tới.

Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp đều mặc định người làm việc lâu năm sẽ được tăng lương định kỳ hoặc đã có tiền thưởng Tết, lương tháng 13 nên không nhất thiết phải phát sinh thêm khoản chi nào nữa.

Thế nhưng thực tế, càng có nhiều khoản thu, người lao động càng có động lực làm việc.

Việc bổ sung thêm một khoản tiền thưởng cho những người có thâm niên làm việc sẽ là sự tác động lớn, có tác dụng “níu chân” người lao động thêm ít nhất 01 năm; đồng thời tạo động lực cho những người còn lại tiếp tục gắn bó thêm.

Lương, thưởng luôn là vấn đề được nhiều lao động quan tâm Lương, thưởng luôn là vấn đề được nhiều lao động quan tâm (Ảnh minh họa)

4. Tăng lương ngay sau Tết

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019:

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cùng với quy định này, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, chế độ, chính sách quy định tại thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế doanh nghiệp để áp dụng thời điểm tăng lương.

Theo đó, người sử dụng lao động có thể tăng lương cho người lao động định kỳ 01 - 02 lần trong năm hoặc tăng theo năng lực. Và để đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp nên có ít nhất 01 lần tăng lương ngay sau dịp nghỉ Tết tạo sự hứng khởi cho người lao động trong năm làm việc mới.

Đánh giá đúng năng lực, tăng lương đúng người, đúng thời điểm là một trong những phương thức hữu hiệu nhất để doanh nghiệp giữ chân người lao động.

5. Không dồn thưởng một lần

Như đã đề cập, doanh nghiệp không bắt buộc có thưởng cho người lao động, nếu có thì chính doanh nghiệp là người quyết định thời điểm thưởng.

Sẽ không biết được lúc nào người lao động có ý định nghỉ việc, rất có thể họ chờ đến Tết, nhận thưởng và nghỉ việc. Do đó, để người lao động duy trì tinh thần làm việc tích cực thường xuyên, hứng khởi chờ đến ngày nhận thưởng, doanh nghiệp không nên quá chú trọng vào cuối năm mà nên chia nhỏ tiền thưởng vào các dịp trong năm.

Bên cạnh đó, định kỳ giao lưu, nói chuyện để người lao động có thể bày tỏ nguyện vọng phát sinh từ chính công việc hàng ngày nhằm cải thiện điều kiện làm việc; tổ chức các buổi tham quan, du lịch tạo môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp…

6. Không ngừng tạo danh tiếng cho doanh nghiệp

Dù ở thời điểm nào thì thương hiệu doanh nghiệp cũng luôn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người lao động. Bất cứ ai cũng muốn làm việc cho doanh nghiệp có tên tuổi, có doanh thu cao và được nhiều người biết đến.

Bằng những con số thể hiện kết quả kinh doanh và minh chứng là những sản phẩm, dịch vụ cung cấp tới người tiêu dùng… doanh nghiệp có thể từng bước xây dựng và phát triển hình ảnh của mình trên thị trường. Việc làm này không những khiến người lao động muốn gắn bó lâu dài hơn mà còn thu hút được nguồn nhân lực mới dồi dào hơn.

Trên đây là gợi ý một số cách để giữ chân người lao động sau Tết, các doanh nghiệp có thể tham khảo. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19006192 để được tư vấn nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Công ty cho nghỉ Tết dài hơn quy định, người lao động được tính lương thế nào?

Công ty cho nghỉ Tết dài hơn quy định, người lao động được tính lương thế nào?

Công ty cho nghỉ Tết dài hơn quy định, người lao động được tính lương thế nào?

Không ít doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết dài hơn quy định. Có người vui vì có thêm thời gian bên gia đình nhưng có không ít người lo lắng cho thu nhập trong những ngày nghỉ. Vậy trường hợp công ty cho nghỉ Tết dài hơn quy định thì tính lương thế nào?