Thay đổi về giờ làm việc của phụ nữ mang thai từ năm 2021
Lao động nữ khi mang thai thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý. Do đó, pháp luật đã có các quy định dành riêng cho đối tượng này. Vậy thời gian làm việc của phụ nữ mang thai có gì thay đổi khi Bộ luật Lao động (BLLĐ) mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2021?
1/ Thêm nhiều công việc lao động nữ mang thai được giảm giờ làm
Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012 ghi nhận:
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
So với quy định này, BLLĐ năm 2019 đã cụ thể, chi tiết hơn về các công việc mà lao động nữ được bảo vệ thai sản tại khoản 2 Điều 137 như sau:
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Có thể thấy, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm nhiều công việc mà người lao động nữ mang thai được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày:
- Nghề, công việc độc hại, nguy hiểm;
- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Nghề, công việc khác có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai.

Giờ làm việc của phụ nữ mang thai từ 2021 có gì thay đổi? (Ảnh minh họa)
2/ Từ 2021, khi nào lao động nữ mang thai được giảm giờ làm?
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định giờ làm việc bình thường đối với người lao động là không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Riêng với lao động nữ mang thai, giờ làm việc sẽ được giảm bớt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Hiện nay, theo BLLĐ năm 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc phải mang thai tới tháng thứ 7 mới được giảm giờ làm hoặc chuyển công việc nhẹ hơn. Đồng nghĩa với đó, khi mang thai dưới 07 tháng, lao động nữ vẫn phải làm công việc nặng nhọc như bình thường.
Với BLLĐ năm 2019, người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm giờ làm.
Có thể thấy, từ ngày 01/01/2021, lao động nữ chỉ cần mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày nếu thông báo cho người sử dụng lao động biết.
3/ Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm, thêm giờ?
Để bảo vệ thai sản cho lao động nữ, khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.
Vì vậy, lao động nữ mang thai vẫn có thể phải làm ca đêm theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc trường hợp nêu trên nhưng không bắt buộc làm thêm giờ khi không đồng ý.
Trên đây là những lưu ý về giờ làm việc dành cho phụ nữ mang thai sẽ được thực hiện từ năm 2021 mà doanh nghiệp cũng như người lao động cần biết.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Cập nhật văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 (07/01/2021 13:37)
- Mới: Đã có hướng dẫn về nội dung hợp đồng lao động từ 2021 (07/01/2021 11:26)
- Thay đổi khái niệm "Hợp đồng lao động" từ 01/01/2021 (28/12/2020 11:40)
- Infographic: Khi nào không làm việc vẫn được nhận lương? (26/12/2020 11:00)
- 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động từ 2021 (24/12/2020 13:00)
- Quy định mới về nghỉ giữa giờ theo Bộ luật Lao động 2019 (24/12/2020 08:00)
- Thay đổi căn cứ tính tiền lương của người lao động ngày lễ, Tết (23/12/2020 11:37)
- Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca từ 2021 (23/12/2020 10:00)
- Thử việc được tính vào tổng thời gian hưởng trợ cấp thôi việc (22/12/2020 11:03)
- Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ từ năm 2021 (17/12/2020 13:00)
- Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 dành cho mọi lao động (28/01/2021 10:00)
- Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng năm 2021 trên cả nước (27/01/2021 16:30)
- 3 chính sách mới về tiền lương áp dụng từ tháng 02/2021 (26/01/2021 10:00)
- Hướng dẫn cách nghỉ Tết sớm đúng luật (22/01/2021 19:06)
- Infographic: Thuê giúp việc, hàng tháng phải trả những khoản tiền nào? (20/01/2021 09:19)
- Lịch nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2021 (19/01/2021 09:59)
- Trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ 2021 (19/10/2020 19:30)
- 7 quy định mới về giải quyết tranh chấp lao động từ 2021 (19/10/2020 10:00)
- Nghỉ hưu trước tuổi cần đáp ứng điều kiện gì từ năm 2021? (16/10/2020 19:46)
- Những cán bộ, công chức nào được nghỉ hưu ở tuổi 67? (16/10/2020 16:00)
- Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu từ 2021 dành cho mọi người lao động (15/10/2020 15:00)