Ghi nhanh Webinar: Xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp

Xử lý kỷ luật lao động là vấn về vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Cùng cập nhật ngay một số nội dung tại Webinar ngày 04/12/2024 về Xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp do LuatVietnam tổ chức với sự tham gia của Diễn giả là Luật sư Nguyễn Văn Thành.
Câu hỏi 1. Người lao động vi phạm có thể ủy quyền cho người khác tham gia họp thay mình được không? Người có có văn bản ủy quyền công chứng đầy đủ ạ.

Luật sư Nguyễn Văn Thành: Điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

Như vậy, người lao động vi phạm là đang có trách nhiệm phải họp và có mặt theo quy định và không có quyền từ chối tham gia cuộc họp.

Lưu ý thêm nữa, ủy quyền là nhờ người khác thực hiện hộ quyền của mình, chứ không phải nhờ người khác thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Những gì liên quan trực tiếp đến vụ việc, phải giải trình và trả lời liên quan tới buổi họp thì bắt buộc cần người lao động phải tham gia và tự mình trả lời tất cả tình tiết vụ việc.

Câu hỏi 2. Cách kỷ luật và sa thải người lao động khi công ty chưa đăng ký nội quy lao động lên Sở.

Luật sư Nguyễn Văn Thành: Nội quy lao động phải đăng ký nếu công ty sử dụng từ 10 người lao động trở lên. Tuy nhiên, riêng hành vi sa thải được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ ràng thủ tục, trình tự và hành vi sa thải này là không liên quan tới việc nội quy lao động phải đăng ký trên Sở.

Webinar Xử lý kỷ luật lao động
Câu hỏi 3. Khi người lao động nghỉ ngang, tức nghỉ 5 ngày không phép liên tiếp trở lên, thì doanh nghiệp có cần phải làm thủ tục thông báo hay cố gắng liên hệ với người lao động hay không. Hay chỉ cần chấm dứt HĐLĐ theo diện đơn phương chấm dứt HĐLĐ do người lao động nghỉ trái phép.

Luật sư Nguyễn Văn Thành:

Theo điểm e khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không cần thông báo trước.

* Về nghĩa vụ thông báo chấm dứt hợp đồng: Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp:

- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

Câu 4. Cho em hỏi: Người lao động bị công ty xử phạt hình thức kỷ luật sa thải có phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty không? Nếu có thì bồi thường những khoản nào? Công ty có thể áp dụng Điều 40 Bộ luật lao động 2019 thì sẽ không được trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, còn phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này (nếu có) không ạ? Em cảm ơn!

Điều 40 Bộ luật Lao động là thể hiện nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, còn trường hợp này đang nói đến sa thải - 01 hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất.

Câu 5. Nếu có sự mâu thuẫn giữa hợp đồng lao động và nội quy lao động liên quan đến thời giờ làm việc thì áp dụng xử lý kỷ luật thế nào?

Theo quy định, Doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động và trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy phải được lập thành văn bản và phải được đăng ký tới cơ quan chuyên môn về lao động. Trong nội quy bắt buộc phải có điều khoản về "thời giờ làm việc". Theo đó, Hợp đồng lao động phải được soạn thảo phù hợp với nội quy công ty.

Nên nếu có sự mâu thuẫn giữa hợp đồng lao động và nội quy lao động thì điều đầu tiên cần khẳng định là Hợp đồng lao động đang có vấn đề và lỗi sai ở đây thuộc về Người sử dụng lao động. Theo đó, việc áp dụng xử lý kỷ luật lao động liên quan tới thời giờ làm việc cần được thực hiện theo hướng có lợi hơn cho người lao động.

Câu hỏi: Câu 6: Trường hợp trừ lương của người lao động đi làm muộn là đúng luật hay không? Ví dụ công ty tôi, nhân viên đi muộn 15 phút sẽ không tính lương 15 phút đó.






Trường hợp áp dụng như công ty bạn là đúng! Đi muộn/về sớm bản chất là hành vi không hoàn thành số giờ công theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Theo đó, việc không hoàn thành số giờ công có thể nhiều hoặc ít. Nếu nhiều thì có thể gọi tên là nghỉ nửa ngày, nghỉ cả ngày. Nếu ít thì gọi là đi muộn. Vì vậy, việc doanh nghiệp ghi nhận số giờ công theo thực tế số giờ làm việc của người lao động là hợp pháp. Cần hiểu rằng đây không phải là hành vi xử lý kỷ luật trừ tiền, cắt lương của người lao động.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về một số nội dung đáng chú ý tại Webinar Xử lý kỷ luật lao động trong doanh nghiệp. Để xem chi tiết toàn bộ phần chia sẻ của diễn giả, bạn vui lòng xem tại Video dưới đây.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.