File Excel chuyển đổi lương Gross sang lương Net

Hiện nay, có hai hình thức trả lương phổ biến cho người lao động là lương Gross và lương Net. Để thuận tiện hơn cho bạn đọc trong việc tính lương Net khi được trả lương Gross, LuatVietnam xin gửi đến file Excel chuyển đổi lương Gross sang lương Net.


Để tính chính xác tiền lương Net thực nhận khi được trả lương Gross, bạn đọc vui lòng tải về file Excel chuyển đổi lương Gross sang Net dưới đây:
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2021/03/25/CHUYEN_LUONG_GROSS_SANG_NET_2503104954.xlsx

Lương Gross là gì?

Hiện nay không có Điều khoản nào của pháp luật quy định về khái niệm lương Gross. Trên thực tế, lương Gross được hiểu đơn giản là tổng thu nhập mỗi tháng người lao động nhận được gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng… trong đó có cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Do đó, mức lương thực nhận của người lao động sẽ thấp hơn lương Gros vì phải trích ra một phần tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và nộp thuế TNCN theo quy định.

Ví dụ: Theo như thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ trả lương Gross cho người lao động là 08 triệu đồng thì người này phải trích đóng 10,5% lương cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên số tiền này chưa đến mức phải nộp thuế TNCN nên mỗi tháng, người lao động này sẽ được nhận thực tế số tiền là 7,16 triệu đồng.


Lương Net là gì?

Tương tự như lương Gross, lương Net cũng không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Lương Net được hiểu là tiền lương thực nhận mà người lao động được công ty trả hàng tháng sau khi đã trừ hết các loại khoản chi phí bảo hiểm, thuế TNCN.

Ví dụ: Theo thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ trả lương Net cho người lao động là 08 triệu đồng thì có nghĩa người lao động sẽ được nhận thực tế 08 triệu đồng mà không mất bất kì khoản phí bảo hiểm xã hội bắt buộc nào và thuế TNCN. 

Xem thêm: Nhận lương net hay lương gross có lợi hơn?  

chuyen gross sang netFile Excel chuyển Gross sang Net (Ảnh minh họa)


Cách tính lương Gross sang lương Net

Nếu người lao động nhận lương gross thì việc tính lương net sẽ được tính như sau:

Lương Net = Lương Gross - (BHXH + BHYT + BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Trong đó:

- Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được xác định như sau:

(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH)

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

Tổng

8%

1%

1,5 %

10,5%

- Thuế TNCN: Người lao động chỉ phải nộp khi có thu nhập tính thuế. Thuế TNCN được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN =

(Tổng thu nhập -

Các khoản được miễn

-

Các khoản giảm trừ)

x Thuế suất

Để hiểu rõ hơn về công thức này, người lao động có thể tham khảo ví dụ minh họa sau:

Anh A làm nhân viên kinh doanh cho công ty X với mức lương Gross là 30 triệu đồng/tháng. Trong tháng, anh A sẽ phải trích đóng các khoản tiền sau:

* Về các khoản BHXH:

- BHXH: 30 triệu đồng x 8% = 2,4 triệu đồng

- BHTN: 30 triệu đồng x 1% = 300.000 đồng

- BHYT: 30 triệu đồng x 1,5% = 450.000 đồng

Như vậy tổng số tiền anh A phải trích để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc/tháng là:

2,4 triệu đồng + 300.000 đồng + 450.000 đồng = 3,15 triệu đồng

* Về thuế TNCN:

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân, mỗi người lao động được giảm trừ như sau:

- Giảm trừ gia cảnh đối với chính bản thân: 11 triệu đồng/tháng.

- Giảm trừ người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng/người.

- Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện.

Giả sử anh A có 01 người phụ thuộc, trong tháng anh A không đóng góp từ thiện, nhân đạo thì thuế TNCN trong tháng của anh A được tạm tính như sau:

- Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn - Các khoản giảm trừ =

30 triệu đồng - 3,15 triệu đồng - 11 triệu đồng - 4,4 triệu đồng = 11,45 triệu đồng

Thuế TNCN của anh A được tính theo các bậc như sau:

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%:

05 triệu đồng × 5% = 250.000 đồng

+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng - 05 triệu đồng) × 10% = 500.000 đồng

+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(11,45 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 217.500 đồng

Tổng thuế TNCN = 250.000 + 500.000 + 217.500 = 967.500 đồng

Như vậy, lương Net mà anh A được nhận là:

Lương Net = 30 triệu đồng - 3,15 triệu đồng - 967.500 đồng = 25.882.500 đồng 

Trên đây File Excel chuyển lương Gross sang Net và hướng dẫn chi tiết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Phân biệt lương gross và lương net

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động mới nhất

Để nội quy lao động có hiệu lực, hầu hết doanh nghiệp đều phải tiến hành việc đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký nội quy lao động giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện thủ tục này.

Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thời gian thử việc là bao lâu? Được thử việc mấy lần?

Thử việc không phải khái niệm xa lạ đối với người lao động. Đây không phải là thủ tục bắt buộc nhưng thực tế các bên thường lựa chọn thử việc trước khi ký hợp đồng lao động chính thức. Vậy thời gian thử việc tối đa là bao lâu? Doanh nghiệp được thử việc mấy lần?