Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?

Bên cạnh ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm thì pháp luật còn cho phép người lao động được nghỉ việc riêng để giải quyết các công việc cá nhân. Vậy một năm, người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ việc riêng?


1. Người lao động nghỉ việc riêng bao nhiêu lần trong năm?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được giải quyết nghỉ việc riêng trong các trường hợp sau:

- Bản thân người lao động kết hôn.

- Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi của người lao động chết.

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết.

- Cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn.

- Anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.

- Lý do khác mà đã được người sử dụng lao động đồng ý cho nghỉ việc để giải quyết.

Quy định này không giới hạn số lần nghỉ việc riêng trong của người lao động. Pháp luật không chỉ giới hạn lý do nghỉ việc riêng do bản thân hoặc người thân kết hôn hoặc người thân chết, người lao động vì các lý do cá nhân khác cũng có thể xin nghỉ việc riêng, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.


2. Được nghỉ việc riêng trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi lần xin nghỉ việc riêng, người lao động sẽ được giải quyết nghỉ với số ngày như sau:

STT

Lý do nghỉ việc riêng

Thời gian nghỉ

1

Bản thân người lao động kết hôn

03 ngày hưởng nguyên lương

2

Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn

01 ngày hưởng nguyên lương

3

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi của người lao động chết

03 ngày hưởng nguyên lương

4

Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết

01 ngày không lương

5

Cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn

01 ngày không lương

6

Anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn

01 ngày không lương

7

Lý do khác mà đã được người sử dụng lao động đồng ý cho nghỉ việc

Không giới hạn số ngày nghỉ và không tính lương trong thời gian nghỉ


duoc nghi viec rieng may lan


3. Thủ tục xin nghỉ việc riêng được quy định thế nào?

Cũng theo Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động không đương nhiên được nghỉ việc riêng mà phải thực hiện các thủ tục sau đây:

STT

Lý do nghỉ việc riêng

Thủ tục xin nghỉ việc riêng

1

- Bản thân người lao động kết hôn

- Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi của người lao động chết

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết

- Cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn

Anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn

- Thông báo cho người sử dụng lao động biết

- Hình thức thông báo: Pháp luật không quy định cụ thể nên người lao động có thể thông báo bằng cách gọi điện, nhắn tín, viết email,…

2

Lý do khác mà người sử dụng lao động đồng ý cho nghỉ việc

- Thỏa thuận với người sử dụng lao động: Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì mới được nghỉ

- Hình thức thỏa thuận: Pháp luật không quy định cụ thể nên các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản, bằng miệng, email,…


4. Không cho nhân viên nghỉ việc riêng, công ty có bị phạt?

Nghỉ việc riêng là một trong các quyền của người lao động khi đi làm mà người sử dụng lao động không được hạn chế (trừ trường hợp yêu cầu phải có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động).

Nếu không cho người lao động nghỉ việc riêng theo đúng quy định của Bộ luật Lao động, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;

Kết hợp với khoản 1 Điều 6 Nghị định 12, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm quy định trên sẽ bị phạt từ 02 - 05 triệu đồng, còn nếu người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì sẽ bị phạt gấp đôi với số tiền từ 04 - 10 triệu đồng.

Nếu bị công ty xâm phạm quyền lợi, không đảm bảo cho nghỉ việc riêng theo đúng quy định, người lao động có thể tố cáo vi phạm đó đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xử lý.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ số tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 chính thức: Nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 chính thức: Nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 chính thức: Nghỉ mấy ngày?

Loạt ngày nghỉ lễ, Tết năm 2022 đã kết thúc bởi dịp nghỉ lễ Quốc khánh hồi tháng 9 vừa qua. Chỉ ba tháng nữa thôi, người lao động trên cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2023. Lịch nghỉ chi tiết sẽ được LuatVietnam thông tin đến bạn đọc trong bài viết sau.

Thế nào là công việc đã qua đào tạo? Có đúng lương luôn cao hơn 7%?

Thế nào là công việc đã qua đào tạo? Có đúng lương luôn cao hơn 7%?

Thế nào là công việc đã qua đào tạo? Có đúng lương luôn cao hơn 7%?

Với sự ra đời của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, việc trả lương cho người lao động đã qua đào tạo đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy hiểu thế nào cho đúng về công việc đã qua đào tạo? Người làm công việc đã qua đào tạo có đương nhiên nhận lương cao hơn không?