Từ 2021, người lao động dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động hơn
Chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quy định có nhiều thay đổi giữa Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012, đặc biệt là nội dung liên quan đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động.
Người lao động được chấm dứt hợp đồng không cần lý do
Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Riêng với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều này đồng nghĩa với việc, khi những quy định này chính thức được áp dụng, muốn chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chỉ cần báo trước mà không cần lý do.
Bởi hiện nay, theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn phải có một trong các lý do:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (Ảnh minh họa)
Có thể chấm dứt hợp đồng không cần báo trước
Cũng theo Bộ luật Lao động 2019, cụ thể khoản 2 Điều 35, người lao động còn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước. Đây là một trong những điểm mới nổi bật nhất của Bộ luật này.
Cụ thể, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong những trường hợp:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trên đây là những điểm mới liên quan đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo Bộ luật Lao động mới.
>> Quyền lợi người lao động thay đổi thế nào theo Bộ luật Lao động mới?
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- So sánh Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012 (04/02/2021 10:00)
- Cập nhật văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 (07/01/2021 13:37)
- Mới: Đã có hướng dẫn về nội dung hợp đồng lao động từ 2021 (07/01/2021 11:26)
- Thay đổi khái niệm "Hợp đồng lao động" từ 01/01/2021 (28/12/2020 11:40)
- Infographic: Khi nào không làm việc vẫn được nhận lương? (26/12/2020 11:00)
- 11 quy định mới cần biết trước khi ký hợp đồng lao động từ 2021 (24/12/2020 13:00)
- Quy định mới về nghỉ giữa giờ theo Bộ luật Lao động 2019 (24/12/2020 08:00)
- Thay đổi căn cứ tính tiền lương của người lao động ngày lễ, Tết (23/12/2020 11:37)
- Quy định về ca làm việc và thời gian nghỉ giữa ca mới nhất (23/12/2020 10:00)
- Thử việc được tính vào tổng thời gian hưởng trợ cấp thôi việc (22/12/2020 11:03)
- Trợ cấp mất việc làm: Điều kiện và mức hưởng mới nhất (24/02/2021 10:00)
- Sa thải - Toàn bộ quy định cần biết để tránh (23/02/2021 10:00)
- Mức lương thử việc mới nhất (22/02/2021 10:00)
- Mới: Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 01/3/2021 (19/02/2021 10:00)
- Quy định về phụ cấp lương mới nhất (18/02/2021 13:00)
- Lương ngừng việc của người lao động được tính thế nào? (17/02/2021 10:01)
- Thêm 4 điều cấm mới với tất cả doanh nghiệp từ 01/01/2021 (22/03/2020 15:00)
- 30/4, 01/5 năm nay, ép nhân viên đi làm phạt gấp 20 lần năm trước (17/03/2020 16:32)
- 9 thay đổi từ 15/4/2020 ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động (16/03/2020 10:30)
- Khi không còn hợp đồng lao động thời vụ, ai được lợi? (13/03/2020 16:33)
- Từ 2021, nhiều công việc phải thử việc đến 6 tháng (11/03/2020 16:30)