Đối tượng lao động là gì? Phân thành mấy loại?

Đối tượng lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực lao động. Vậy đối tượng lao động là gì? Được phân thành mấy loại?

1. Đối tượng lao động là gì? Phân thành mấy loại?

Đối tượng lao động là gì? Phân thành mấy loại?
Đối tượng lao động là gì? Phân thành mấy loại? (Ảnh minh họa)

Đối tượng lao động là khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị Mác - Lênin, là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào để biến đổi nó theo mục đích của con người. Hay có thể hiểu đối tượng lao động là yếu tố vật chất của sản phẩm trong tương lai.

Lao động là hoạt động có mục đích và ý thức của con người, nhằm tạo ra các sản phẩm để phục vụ nhu cầu của đời sống con người. Quá trình lao động cũng là quá trình phát triển và hoàn thiện con người cũng như xã hội loài người.

Từ đó, con người ngày càng hiểu biết về tự nhiên hơn, có thể phát hiện ra các quy luật tự nhiên, xã hội, đồng thời có thể cải tiến, hoàn thiện công cụ sản xuất, giúp cho sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.

Đối tượng lao động được phân thành các loại dưới đây:

- Loại có sẵn trong tự nhiên, như: đá ở núi, tôm, cá ở biển, các loại khoáng sản có trong lòng đất, gỗ trong rừng nguyên thuỷ,...

Loại đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên thì con người chỉ cần làm cho chúng tách khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là đã có thể sử dụng được. Chúng được xem là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp về khai thác.

- Loại đã qua chế biến, tức là đã có sự tác động của con người, trước đó được gọi là nguyên liệu. Loại đối tượng lao động này thường là đối tượng của ngành công nghiệp chế biến, như: sắt thép chế tạo máy, sợi để dệt vải,...

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều được xem là nguyên liệu.

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, vai trò của các loại đối tượng cũng có sự thay đổi. Đối tượng lao động có sẵn thì dần dần có xu hướng cạn kiệt, còn đối tượng lao động đã qua chế biến thì ngày càng tăng lên.

2. Đối tượng lao động có gì khác tư liệu lao động?

Đối tượng lao động có gì khác tư liệu lao động?
Đối tượng lao động có gì khác tư liệu lao động? (Ảnh minh hoạ)

Về đối tượng lao động: Được điều chỉnh theo pháp luật lao động, bào gồm quan hệ lao động theo hợp đồng giữa người lao động với các chủ thể sau:

- Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế/tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

- Các cá nhân, gia đình sử dụng lao động tại Việt Nam.

- Trong đó, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài còn có thể là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Nếu các điều ước quốc tế có Việt Nam là một bên ký kết/tham gia quy định khác thì quan hệ lao động sẽ được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế đó.

- Trong các quan hệ lao động nêu trên, các chủ thể phải tuân theo các quy định của luật lao động trong các khâu và các giai đoạn, từ thiết lập quan hệ lao động, thực hiện quan hệ, tạm hoãn hợp đồng lao động,... cho đến chấm dứt quan hệ lao động.

Như vậy, luật lao động không điều chỉnh các quan hệ khác, dù có yếu tố lao động như quan hệ giữa xã viên với hợp tác xã, dịch vụ, gia công,... Những quan hệ này không phải là quan hệ lao động và không có yếu tố sử dụng lao động.

Trên thực tế, có các quan hệ thuê mướn thực hiện công việc nhưng chưa thể xác định ngay là có sự sử dụng lao động như quan hệ lao động mà chỉ xác định là quan hệ dịch vụ theo hình thức thuê khoán. Những quan hệ nêu trên rất khó để phân biệt khi xảy ra tranh chấp, các bên phải tự chứng minh về mối quan hệ của họ có phải là quan hệ lao động hay không. Nếu không chứng minh được thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo pháp luật dân sự.

Có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật lao động là quan hệ lao động làm công ăn lương, phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung trên quốc tế và đảm bảo hài hoà trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Về tư liệu lao động: Là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, dùng với sức lao động và đối tượng lao động.

- Tư liệu lao động và chủ thể lao động làm tổn hại tư liệu sản xuất.

- Trong một số công thức thì phương tiện lao động và sức lao động (bao gồm cả bản thân hoạt động và các kỹ năng, kiến thức mang lại trong quá trình sản xuất) bao gồm các lực lượng sản xuất của xã hội và các công thức khác xác định lực lượng sản xuất nhiều hơn trong phạm vi bó hẹp là sự kết hợp giữa công vụ sản xuất và người lao động sử dụng chúng.

- Các tiến bộ trong công nghệ và năng suất lao động đã giúp một số ngành thoát khỏi tình trạng thâm hụt lao động. Các ngành sử dụng nhiều lao động như: nhà hàng, khai thác mỏ, nông nghiệp, khách sạn, chăm sóc sức khoẻ,...

Nhìn chung, đối với các nền kinh tế kém phát triển thì có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn. Tình trạng này phổ biến vì thu nhập thấp dẫn đến nền kinh tế không có khả năng để đầu tư vào vốn đắt đỏ.

Tuy nhiên, với nguồn thu nhập thấp thì doanh nghiệp cũng có thể duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách sử dụng nhiều lao động, từ đó, các doanh nghiệp trở nên tí thâm hụt lao động hơn và có thể thâm dụng nguồn vốn nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin về Đối tượng lao động là gì? Phân thành mấy loại?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025

Báo cáo y tế lao động là văn bản mà cơ sở y tế nộp cho cơ quan có thẩm quyền để báo cáo tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp y tế đã thực hiện và các dữ liệu liên quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Mẫu Báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2025 để các cơ sở theo dõi thực hiện.