Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự cuối năm có thể gặp rủi ro gì?

Những khó khăn về tài chính đã buộc nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự dịp cuối năm. Trong quá trình cắt giảm nhân sự, nếu không cẩn thận, doanh nghiệp rất dễ gặp phải các rủi ro sau đây.


1. Dễ vướng vào kiện tụng nếu cắt giảm nhân sự không thỏa đáng

Cắt giảm nhân sự là việc doanh nghiệp đồng loạt chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn với nhiều người lao động cùng lúc.

Doanh nghiệp thường lấy lý do một trong các lý do sau đây để chấm dứt hợp đồng lao  động:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công.

- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc doanh nghiệp di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh.

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế.

- Do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Việc cắt giảm nhân sự không chỉ đòi hỏi lý do hợp pháp mà còn phải đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Trường hợp doanh nghiệp cắt giảm nhân sự không thỏa đáng rất dễ làm phát sinh tranh chấp với người lao động. Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có căn cứ cho rằng mình bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có thể chọn giải quyết tranh chấp theo hướng hòa giải thông qua hòa giải viên lao động hoặc trực tiếp khởi kiện tại Tòa án.

Việc hòa giải không có giá trị pháp lý ràng buộc người sử dụng lao động nên người lao động thường gửi thẳng đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án sẽ khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian, tiền bạc trong quá trình tham gia tố tụng.

doanh nghiệp cắt giảm nhân sự dễ gặp rủi ro gì?


2. Bị phạt hành chính khi cắt giảm nhân sự không đúng quy định

Căn cứ Điều 12 Nghị định 12/2022NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động trong quá trình cắt giảm nhân sự, nếu không chú ý thì có thể bị xử phạt về lỗi sau đây:

- Cắt giảm lao động mà không ra thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc họ bị chấm dứt hợp đồng lao động: Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

- Cho người lao động thôi việc khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế mà không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hoặc không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động: Phạt tiền 05 - 10 triệu đồng.

- Cho người lao động thôi việc do doang nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản mà không lập phương án sử dụng lao động hoặc có lập nhưng không đầy đủ các nội dung hoặc không trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở: Phạt tiền 05 - 10 triệu đồng.

- Cắt giảm nhân sự nhưng không thanh toán đủ lương, tiền trợ cấp, tiền bồi thường, không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động: Phạt từ 01  - 20 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.


3. Phải bồi thường cho người lao động bị cắt giảm nhân sự trái luật

Trường hợp cắt giảm nhân sự không đúng quy định, doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không chỉ phải nhận lại người lao động trở lại làm việc mà còn phải bồi thường cho người đó.

Mức bồi thường giữa người lao động đồng ý quay lại làm việc và những người từ chối trở lại là khác nhau. Cụ thể:

- Trường hợp đồng ý trở lại làm việc, doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian người lao động không được làm việc.
  • Trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Cắt giảm nhân sự trái luật phải bồi thường cho người lao động
Cắt giảm nhân sự trái luật phải bồi thường cho người lao động (Ảnh minh họa)

- Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, doanh nghiệp phải bồi thường các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian người lao động không được làm việc.
  • Trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
  • Trả trợ cấp thôi việc.

- Trường hợp không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người đó đồng ý, doanh nghiệp phải bồi thường các khoản sau:

  • Tiền lương, tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian người lao động không được làm việc.
  • Trả trợ cấp thôi việc.
  • Bồi thường thêm ít nhất 04 tháng tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Trên đây là những rủi ro khi doanh nghiệp cắt giảm lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn: Lưu ý 2 điều sau

Chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn: Lưu ý 2 điều sau

Chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn: Lưu ý 2 điều sau

Công đoàn là tổ chức được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Do đó, người lao động tham gia tổ chức này với vai trò là cán bộ công đoàn sẽ có những đặc quyền nhất định. Khi chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau.